Những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam mà ba mẹ nên lưu ý!

17/10/2023

Cái tên được xem như bùa hộ mệnh, đồng hành cùng trẻ suốt cuộc đời. Thậm chí, hàng loạt nghiên cứu cho thấy. Việc đặt tên cho con là một quyết định quan trọng của bất kỳ bậc cha mẹ nào. Tên còn ảnh hưởng lớn tới định hướng phát triển, tính cách và sự thành công của mỗi cá nhân. Vậy tại Việt Nam, những cái tên nào bị cấm đặt? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Dùng khai sinh bản sao có công chứng để đi máy bay, được không?

1. Những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam

Mặc dù mỗi cá nhân có quyền tự do chọn họ và tên, được xác định trong giấy khai sinh của mình, song theo Bộ luật Dân sự và Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật Hộ tịch, có một số cái tên bị nghiêm cấm đặt ở Việt Nam. Cụ thể:

1.1. Xâm phạm quyền lợi hợp pháp của người khác

Điều này được quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự chỉ quy định chung như vậy mà không hướng dẫn thêm về việc xác định cụ thể các cái tên vi phạm quyền lợi hợp pháp của người khác. Thực tế, chưa có trường hợp đặt tên bị từ chối với lý do xâm phạm quyền lợi hợp pháp của người khác.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất cho con cái dưới 18 tuổi.

1.2. Trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được nêu trong Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015. Khi đặt tên cho con, cha mẹ cần phải đảm bảo không vi phạm các nguyên tắc này.

1.3. Không đặt tên bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam

Theo quy định của Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự, việc đặt tên cá nhân yêu cầu phải sử dụng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam. Do vậy, khi cha mẹ khai sinh và điền thông tin trong giấy khai sinh cho con thì bắt buộc phải chọn tên theo ngôn ngữ của Việt Nam. Trường hợp không tuân thủ quy định này, các cái tên đó có thể bị từ chối trong việc khai sinh.

Thực tế, có rất nhiều người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Do đó, tỷ lệ kết hôn với người Việt hoặc sinh con với người Việt của những người này là rất cao.

Tuy nhiên, khi con được sinh ra và có quốc tịch Việt Nam, việc đăng ký khai sinh cho con ở Việt Nam sẽ xác nhận con là công dân của quốc gia này và do đó phải tuân thủ luật pháp về việc đặt tên. Vì thế, các cái tên không thuộc tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam sẽ không được chấp nhận.

Thay vào đó, người ta có thể sử dụng phiên âm tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam để đặt tên cho con, hoặc vẫn giữ lại tên gốc của con là tiếng nước ngoài và gọi bằng biệt danh trong gia đình.

Ngược lại, nếu con sinh ra không có quốc tịch Việt Nam mà mang quốc tịch của một quốc gia khác, nguyên tắc này không áp dụng.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn massage giúp em bé ngủ ngon, tiêu hóa tốt

1.4. Đặt tên bằng số hay ký tự khác ngoài chữ 

Tương tự như việc yêu cầu đặt tên theo tiếng Việt, việc đặt các cái tên bằng số hoặc ký tự không phải là chữ (như @, #, $...) cũng bị cấm ở Việt Nam.

1.5. Không giữ gìn bản sắc dân tộc và truyền thống văn hóa

Việc xác định cái gọi là"không giữ gìn bản sắc dân tộc"hay"truyền thống văn hóa" trong việc đặt tên hiện chưa được hướng dẫn rõ ràng trong bất kỳ văn bản nào ngoài Thông tư 04/2020/TT-BTP.

Vì vậy, để xác định xem một cái tên có vi phạm quy định hay không, cần xem xét từng trường hợp cụ thể, bao gồm bản sắc dân tộc và các truyền thống văn hóa tốt đẹp của cá nhân đó hoặc cộng đồng mà người đó sinh sống.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký cấp bản sao giấy khai sinh trực tuyến

1.6. Đặt tên quá dài và khó sử dụng

Điều này là một trong những điều cấm khi đặt tên cho con. Tuy nhiên, pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể về việc bao nhiêu ký tự được coi là quá dài và khó sử dụng.

Trước đây, Dự thảo Bộ luật Dân sự năm 2015 đã từng đề xuất giới hạn số ký tự trong tên của một cá nhân không quá 25. Tuy nhiên, sau này đề xuất này đã không được áp dụng vào Bộ luật Dân sự.

2. Không nên đặt tên con bằng những cái tên nào?

Ngoài việc không được đặt tên con vì quy định của pháp luật thì trong thực tế, vì ý nghĩa tâm linh, về quan niệm… nhiều bậc cha mẹ không nên chọn những cái tên sau đây cho con:

- Tránh đặt tên trùng với người thân: Dù không bị cấm theo luật pháp, nhưng việc đặt tên con giống với ông bà, cô dì hay chú bác có thể gây khó khăn trong việc giao tiếp và làm mất sự riêng biệt của con.

- Hạn chế sử dụng các cái tên liên quan đến ý nghĩa không hay: Những cái tên này có thể khiến con tự ti và dễ bị trêu ghẹo.

- Tránh sử dụng các từ ngữ lạ, khó hiểu hoặc khó phát âm: Các cái tên như Nguyễn Nguyệt hay Huỳnh Hoàng có thể gây khó khăn trong việc giao tiếp.

Tuy vậy, cần lưu ý rằng những quan niệm này chỉ là ý kiến cá nhân và không bị hạn chế bởi pháp luật. Một số người vẫn có thể chọn đặt tên con theo những tiêu chí này mà không gặp trở ngại về mặt pháp lý.

>>> Xem thêm: Địa chỉ chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội

Như vậy, trên đây là quy định về: Những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam. Hy vọng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy:  Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục