Dịch vụ pháp lý là gì? Những điều cần biết

13/06/2022

Dịch vụ pháp lý là gì? Ai được làm dịch vụ pháp lý? Hình thức hợp đồng dịch vụ pháp lý? Bài viết dưới đây, Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ sẽ trả lời các câu hỏi trên trong bài viết này. Mời các bạn đọc cùng theo dõi nhé.

Dịch vụ pháp lý là gì?

Dịch vụ pháp lý là gì?

Dịch vụ pháp lý là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong đời sống ngày nay. Theo đó thì dịch vụ pháp lý được hiểu là sự giúp đỡ pháp luật bao gồm những công việc như tham gia tố tụng với tư cách là người tham gia bào chữa cho thân chủ tức là những bị can, bị cáo hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự, lao động, thương mại, hành chính; Việc tham gia tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp; Tư vấn pháp luật đối với các lĩnh vực như dân sự, hình sự, lao động…, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức; Đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức để thực hiện công việc có liên quan đến pháp luật; Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm:  Top 3 Văn phòng luật sư tại Hà Nội

Ai được làm dịch vụ pháp lý?

Hoạt động dịch vụ pháp lý được hình thành và phát triển qua một thời gian khá dài. Trong sự phát triển đó thì hoạt động dịch vụ pháp lý đã từng trải qua những thăng trầm và đến nay dù chưa hẳn đã hoàn thiện nhưng ít ra cũng đi vào khuân khổ.

Dịch vụ pháp lý là gì?

So với pháp lệnh Luật sư 1970 quy định về đối tượng được làm dịch vụ pháp lý theo pháp lệnh hiện hành có hạn chế lớn nhưng phạm vi lại được mở rộng hơn rất nhiều. Theo Pháp lệnh Luật sư 2001 và Nghị định 94/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12-12-2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Luật sư, chỉ những người được Bộ Tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư và tham gia một tổ chức hành nghề Luật sư thì mới được làm dịch vụ pháp lý. Luật sư tập sự khi hoạt động dịch vụ pháp lý là theo sự phân công của Luật sư hướng dẫn và phải được sự đồng ý của khách hàng. Luật sư tập sự không được ký vào văn bản tư vấn pháp luật và phải chịu trách nhiệm về chất lượng công việc mà mình thực hiện trước Luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề Luật sư nơi mình tập sự.

Khi đó văn bản pháp luật hiện hành không quy định người khác được hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Có thể thấy, theo quy định mới này thì chỉ luật sư mới được làm dịch vụ pháp lý. Ngoài việc hoạt động dịch vụ pháp lý trong nước thì Pháp lệnh Luật sư và Nghị định 94 còn cho phép Luật sư được quyền thực hiện dịch vụ pháp lý ở nước ngoài theo sự phân công của Văn phòng Luật sư hoặc Công ty luật hợp danh nơi Luật sư đó tham gia hành nghề. Việc thoả thuận về công việc, mức thù lao trong hợp đồng dịch vụ pháp lý bên ngoài lãnh thổ Việt Nam do các bên thoả thuận nhưng không được trái với Pháp lệnh Luật sư, Nghị định 94 và các quy định pháp luật khác.

>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ làm sổ đỏ

Quy định pháp luật về hoạt động dịch vụ pháp lý

Lĩnh vực cung ứng dịch vụ pháp lý là một ngành có tính chất đặc thù. Chính vì thế những tổ chức đơn vị hành nghề dịch vụ pháp lý cần đáp ứng các điều kiện của pháp luật như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm

Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự hay các việc khác theo quy định của pháp luật. Không được vừa tham gia tư vấn bảo và bảo vệ cho cả nguyên đơn và bị đơn trong cùng một vụ việc hay vụ án. Điều này sẽ không thể đảm bảo nguyên tắc công tâm, minh bạch ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng.

Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật. Đây không chỉ là hành vi gây sai lệch hồ sơ, vi phạm nghiêm trọng đến quá trình bảo vệ quyền lợi của khách hàng, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà còn là đạo đức của một người hành nghề luật, là người bảo vệ công lý, lẽ phải chính vì vậy không được xảy ra những tình trạng như trên.

Dịch vụ pháp lý là gì?

Phạm vi hành nghề luật sư

Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi cũng như nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.

Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.

Thực hiện tư vấn pháp luật đối với các vấn đề về tranh chấp hợp đồng kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, đất đai…

Hình thức hành nghề

Luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề sau đây:

Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư.

Hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định tại Điều 49 của Luật luật sư.

Trên đây chúng tôi đã trả lời câu hỏi: “ Dịch vụ pháp lý là gì” rất chi tiết tại bài viết. Nếu bạn đọc có thêm câu hỏi hay thắc mắc về vấn đề gì nội dung liên quan, vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ để được hỗ trợ nhanh nhất.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin mới cập nhậtTin mới cập nhật

MUA BÁN NHÀ ĐẤT

MUA BÁN NHÀ ĐẤT

Nhà đất là một trong những tài sản giá trị lớn, là nơi an cư lâu dài và cũng là một khoản “đầu tư” quan trọng đối với mỗi người. Việc hiểu biết những kiến thức cơ bản khi mua bán nhà đất là một trong ...

Phí công chứng mới cập nhật 2024, [tổng hợp các loại phí hợp đồng, giao dịch]

Phí công chứng mới cập nhật 2024, [tổng hợp các loại phí hợp đồng, giao dịch]

Hiện nay, phí công chứng được áp dụng chung đối với phòng công chứng và văn phòng công chứng. Vậy, công chứng hết bao nhiêu tiền? Biểu phí công chứng mới nhất năm 2023. Trách nhiệm nộp phí công chứng của cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng? Bài viết dưới đây, sẽ trả lời tất cả các câu hỏi thắc mắc trên của các bạn.

Dịch thuật công chứng lấy ngay (đảm bảo chất lượng hoàn hảo)

Dịch thuật công chứng lấy ngay (đảm bảo chất lượng hoàn hảo)

Hiện nay, với sự hội nhập sâu rộng về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội…đã thúc đẩy nhu cầu Dịch thuật công chứng lên mức phổ biến và cần thiết. Dịch thuật công chứng không đơn thuần là việc chuyển thể ngôn ngữ mà còn đòi hỏi độ chính xác đến mức hoàn hảo và có nguồn gốc dịch rõ ràng, đáng tin cậy