Trong quá trình quản lý hành chính Nhà nước các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý hành chính không thể tránh khỏi các sai sót trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Chính vì thế mà Quốc hội đã quyết định ban hành Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Vậy khiếu nại là gì? Cách làm đơn khiếu nại và tố cáo được thực hiện như thế nào? Trong bài viết này Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ sẽ cùng bạn giải đáp tất cả những câu hỏi này nhé!
Khiếu nại là gì?
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình".
>>> Xem thêm: Địa chỉ văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội
Phân biệt khiếu nại và tố cáo
Quyền khiếu nại, quyền tố cáo là những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Việc nhận biết rõ thế nào là “khiếu nại”, thế nào là “tố cáo” giúp cán bộ và người dân thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Dưới đây là những tiêu chí nhằm phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo để mọi người có thể dễ hình dung hơn.
Tiêu chí so sánh |
Khiếu nại |
Tố cáo |
Về chủ thể |
Bên đi khiếu nại luôn là công dân (hoặc cơ quan, tổ chức trong một số trường hợp) có quyền khiếu nại. |
Chủ thể thực hiện quyền tố cáo theo quy định trong Luật tố cáo |
về đối tượng |
Đối tượng bị khiếu nại gồm quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. |
Đối tượng tố cáo bao gồm mọi hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Bao gồm, hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. |
về mục đích |
Khiếu nại nhằm bảo vệ hoặc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của chính bản thân người tố cáo. |
Mục đích của tố cáo là bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. |
Về tính xác thực |
Không có quy định. |
Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được. |
Về việc rút đơn khiếu nại, tố cáo |
+ Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại. |
+ Người tố cáo chỉ có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. |
Cách làm đơn khiếu nại và tố cáo
Cách làm đơn khiếu nại
Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn hoặc khiếu nại trực tiếp.
+ Trường hợp khiếu nại trực tiếp: thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 ở trên.
+ Trường hợp khiếu nại bằng đơn: thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
- Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
- Yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.
- Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
+ Trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp: thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại;
Cách làm đơn tố cáo
Khi thực hiện việc tố cáo, người tố cáo có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định, cụ thể:
Người tố cáo có các quyền:
- Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
- Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;
- Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.
Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
- Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;
- Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì phải ghi rõ các nội dung:
- Ngày, tháng, năm tố cáo;
- Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;
- Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
- Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.
- Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
- Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong nội dung khiếu nại là gì? Cách làm đơn khiếu nại và tố cáo rồi. Nếu bạn đọc có vấn đề còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ ngay với văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin dưới đây.
>>> Xem thêm: Dịch vụ pháp lý là gì? Những điều cần biết
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com