Đơn tố cáo và đơn tố giác có gì khác nhau?

07/08/2022

Trong nhiều trường hợp, người dân muốn kiến nghị về một hành vi vi phạm pháp luật. Nhưng lại không biết phải gửi đơn tố giác hay đơn tố cáo. Vì vậy, trong bài viết này, Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ sẽ giúp độc giả phân biệt tố cáo và tố giác. Cũng như giới thiệu mẫu đơn tố cáo và đơn tố giác chuẩn hiện nay.

>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ

Khái niệm tố giác và tố cáo 

Theo Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018: Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Bao gồm:

  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Theo Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, có thể thấy được, khái niệm tố cáo bao hàm khái niệm tố giác. Công dân tố cáo mọi hành vi vi phạm pháp luật, không phân biệt tính chất, mức độ vi phạm. Còn công dân chỉ tố giác khi phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật có thể cấu thành tội phạm đã được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Thời hạn giải quyết tố cáo và tố giác

Thời hạn giải quyết tố cáo: không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.

Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

Thời hạn giải quyết tố giác: không quá 20 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được tố giác về tội phạm. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng kể từ ngày nhận được tố giác. 

Hệ quả pháp lý của tố cáo và tố giác 

Tố cáo là quyền của công dân, còn tố giác về tội phạm vừa là quyền nhưng cũng đồng thời là nghĩa vụ của công dân. 

Sự khác biệt này có thể dẫn đến những hệ quả pháp lý rất khác nhau: 

  • Tố cáo chỉ phát sinh quan hệ pháp lý khi công dân trực tiếp hoặc gửi đơn tố cáo đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm. Nếu công dân không tố cáo dù là đã phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, cá nhân khác thì họ cũng không phải chịu bất kỳ hình thức xử lý theo pháp luật nào.
  • Tố giác tội phạm trong một số trường hợp phát sinh quan hệ pháp lý ngay từ thời điểm tội phạm có dấu hiệu xảy ra. Khi công dân biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm theo Điều 390 Bộ luật Hình sự năm 2015.

>>>Xem thêm: Văn phòng công chứng uy tín tại Hà Nội

Thẩm quyền giải quyết tố cáo và tố giác

Thẩm quyền giải quyết tố cáo

  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.
  • Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách do người đứng đầu cơ quan, tổ chức sau hợp nhất, sáp nhập, chia, tách mà người bị tố cáo đang công tác chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.
  • Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã bị giải thể do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý cơ quan, tổ chức trước khi bị giải thể giải quyết.
  • Tố cáo cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết tố giác

  • Cơ quan điều tra giải quyết tố giác theo thẩm quyền điều tra của mình;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
  • Viện kiểm sát giải quyết tố giác về tội phạm trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

Mẫu đơn tố cáo và tố giác

Đơn tố giác tội phạm

Đơn tố cáo

Theo quy định, có 2 hình thức tố cáo: 

  • Tố cáo bằng đơn tố cáo;
  • Tố cáo bằng hình thức trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ các nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm tố cáo;
  • Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;
  • Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
  • Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.

Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

>>>Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ làm sổ đỏ

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa đơn tố cáo và đơn tố giác

Mọi thắc mắc cần được giải đáp, quý khách vui lòng liên hệ: 

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

 

Tin liên quanTin liên quan

Tin mới cập nhậtTin mới cập nhật

MUA BÁN NHÀ ĐẤT

MUA BÁN NHÀ ĐẤT

Nhà đất là một trong những tài sản giá trị lớn, là nơi an cư lâu dài và cũng là một khoản “đầu tư” quan trọng đối với mỗi người. Việc hiểu biết những kiến thức cơ bản khi mua bán nhà đất là một trong ...

Phí công chứng mới cập nhật 2024, [tổng hợp các loại phí hợp đồng, giao dịch]

Phí công chứng mới cập nhật 2024, [tổng hợp các loại phí hợp đồng, giao dịch]

Hiện nay, phí công chứng được áp dụng chung đối với phòng công chứng và văn phòng công chứng. Vậy, công chứng hết bao nhiêu tiền? Biểu phí công chứng mới nhất năm 2023. Trách nhiệm nộp phí công chứng của cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng? Bài viết dưới đây, sẽ trả lời tất cả các câu hỏi thắc mắc trên của các bạn.