Pháp lý là gì? Trung tâm trợ giúp pháp lý

25/08/2022

Pháp lý là một thuật ngữ quen thuộc khi đề cập tới các vấn đề liên quan đến lĩnh vực pháp luật. Thậm chí, không ít người còn đồng nhất hoặc nhầm lẫn giữa pháp luật và pháp lý. Vì vậy, trong bài viết này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu khái niệm pháp lý là gì. Đồng thời, Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ cũng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. 

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng uy tín ở Hà Nội

Pháp lý là gì? 

Theo từ điển tiếng Việt, pháp lý là lý luận, nguyên lý về pháp luật. Còn pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.

Đặc điểm của pháp lý:

  • Pháp lý phải liên quan đến hệ thống các quy phạm pháp luật. Điều này có nghĩa là mọi lý lẽ, cơ sở hay căn cứ đều dựa vào pháp luật. Không có các quy phạm pháp luật thì không thể nói đến cái “lý lẽ” hay không thể chứng minh tính đúng sai, được phép hay không được phép.
  • Pháp lý là cơ sở của lý luận, là sự vận dụng, áp dụng có khoa học về pháp luật, về phương pháp nghiên cứu một cách có hệ thống. Với ý nghĩa này, pháp lý được xem là hệ quả tất yếu của pháp luật.
  • Pháp lý là cơ sở hình thành nên pháp luật hoặc các khía cạnh liên quan đến pháp luật.

Trợ giúp pháp lý là gì?

Theo Luật Trợ giúp pháp lý 2017, trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

Đối tượng được trợ giúp pháp lý gồm: 

  • Người có công với cách mạng.
  • Người thuộc hộ nghèo.
  • Trẻ em.
  • Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
  • Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:

  • Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
  • Người nhiễm chất độc da cam;
  • Người cao tuổi;
  • Người khuyết tật;
  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
  • Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
  • Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
  • Người nhiễm HIV.

Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý 

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng.

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể có Chi nhánh. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được thành lập tại các huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận tiện đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và chưa có tổ chức hành nghề luật sư hoặc tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý.

Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý

Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý gồm:

  • Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý
  • Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. 

Đây là các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật. 

>>> Xem thêm: Cộng tác viên công chứng là ai?

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý

Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Thực hiện trợ giúp pháp lý;
  • Đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý;
  • Bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuộc tổ chức mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý;
  • Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, truyền thông về trợ giúp pháp lý;
  • Giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này;
  • Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý.

Bên cạnh đó, mỗi tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý còn được quy định quyền và nghĩa vụ riêng: 

  • Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ủy quyền hoặc yêu cầu.
  • Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được nhận thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Chính phủ. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý.
  •  Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý theo nội dung đăng ký.

Danh sách trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tại Hà Nội

Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước Thành phố Hà Nội

Địa chỉ:Số 2, đường Quang Trung, quận Hà Đông, TP Hà Nội

Chi nhánh số 1: Số 49, Nguyễn Thái Học, phường Quang Trung, thị xã Sơn Tây, Hà Nội

Chi nhánh số 2: Tầng 2, Số 170 Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội

Chi nhánh số 3: Số 6, phố Bùi Huy Bích, Khu Trung tâm hành chính mới, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Chi nhánh số 4: Số 2, ngõ 1, đường Liên Cơ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Chi nhánh số 5: Tầng 1 Phòng công chứng số 5, khu đường 2, xã Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội  

Chi nhánh số 6: Phòng Tài chính kế hoạch huyện Phú Xuyên, Thị trấn Phú Xuyên, Hà Nội 

Chi nhánh số 7: Cụm dân cư số 5, Tổ dân phố Văn Giang, thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, Hà Nội  

Chi nhánh số 9: Trung tâm Bồi dưỡng chính trị Khu Yên Sơn, thị trấn Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội

Chi nhánh số 10: Tầng 1, Phòng công chứng số 10 khu Hành chính 2, thị trấn Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội 024.3386.563

Chi nhánh số 11: Tầng 1 Trung tâm Văn hóa thể thao huyện Gia Lâm, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc trả lời được câu hỏi “Pháp lý là gì?”, cũng như nắm bắt được thông tin về các trung tâm trợ giúp pháp lý. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 và chủ nhật

Mọi thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ: 

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục

Nộp thuế sang tên sổ đỏ ở đâu?

Nộp thuế sang tên sổ đỏ ở đâu?

Việc sang tên sổ đỏ là một bước cần thiết và quan trọng khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vậy cần nộp thuế sang tên sổ đỏ ở đâu?