Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

07/04/2023

Vốn kinh doanh là một trong những điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp và là yếu tố mang tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp ấy. Trong đó, vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là các khái niệm thường được nhắc đến. Vậy, điểm khác biệt giữa hai loại vốn này là gì? Để tìm kiếm câu trả lời, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Mua chung cư Vinhomes 56 Nguyễn Chí Thanh cần công chứng không?

Tìm hiểu về vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

Vốn điều lệ là gì? 

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần”. Trong đó:

- Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

- Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

- Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là gì? 

Luật Doanh nghiệp không có quy định cụ thể về vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, có thể hiểu, vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần. Đây cũng là phần tài sản thuần của doanh nghiệp hay phần còn lại sau khi lấy tổng tài sản trừ đi nợ phải trả.

Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn điều lệ, lợi nhuận chưa phân phối và các nguồn khác. Thông thường, vốn chủ sở hữu tồn tại ở dạng: vốn góp; lợi nhuận kinh doanh; các khoản thặng dư vốn cổ phần do phát hành cố phiếu cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá; các khoản nhận biếu, tặng tài trợ; các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản;...

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng ủy quyền

Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu


Tiêu chí

Vốn điều lệ

Vốn chủ sở hữu
Bản chất Là khoản tài sản mà chủ sở hữu và các thành viên đóng góp, được ghi trong điều lệ doanh nghiệp. Là khoản tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, bao gồm cả vốn điều lệ và lợi nhuận trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh thu lại được.
Cơ chế hình thành Vốn điều lệ được hình thành dựa trên số vốn do các thành viên và chủ sở hữu đóng góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu có thể hình thành từ ngân sách Nhà nước, do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do góp vốn cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại hoặc từ những nguồn thu khác của doanh nghiệp.
Nghĩa vụ nợ

Vốn điều lệ có thể được coi là một khoản nợ khi doanh nghiệp phá sản.

Vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh. Do đó, nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.
Ý nghĩa

- Vốn điều lệ là sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của các nhà đầu tư, cá nhân tổ chức góp vốn.

- Vốn điều lệ là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp và là cơ sở để phân chia lợi nhuận và rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.

- Vốn điều lệ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với các đối tác.

 

Vốn chủ sở hữu phản ánh tình hình tăng, giảm các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp.

 

Lời kết 

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thể phân biệt được sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn hãy liên hệ VPCC Nguyễn Huệ theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ. 

>>> Xem thêm các từ khóa tìm kiếm

>>> Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả

>>> Nghề cộng tác viên 

>>> Phòng công chứng - văn phòng công chứng

>>> Dịch vụ sổ đỏ nhanh uy tín nhất tại Hà Nội

>>> Phí công chứng - Phí công chứng hợp đồng đặt cọc Phí công chứng hợp đồng ủy quyền - Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất - Phí công chứng di chúc - Phí công chứng mua bán xe - Phí công chứng giấy tờ tùy thân - Phí dịch vụ sang tên sổ đỏ nhà đất Phí công chứng tại nhà - Phí công chứng ngoài trụ sở - Phí công chứng ngoài giờ hành chính - Phí công chứng hợp đồng tặng cho tài sản - Phí công chứng văn bản chia di sản thừa kế

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

 

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục