Sổ đỏ và sổ hồng là 2 loại giấy tờ vô cùng quan trọng trong việc xác nhận quyền sở hữu và sử dụng đất. Tuy nhiên, trên thực tế, các thông tin chung chung và thuật ngữ pháp lý được ghi trên sổ đỏ, sổ hồng thường khá phức tạp, khó hiểu. Việc hiểu được các thông tin ghi trên sổ đỏ, sổ hồng giúp người dân tránh được những rủi ro pháp lý khi đi mua nhà. Vậy hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu về cách phân biệt sổ đỏ và sổ hồng cực đơn giản ngay trong bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ thật giả nhanh chóng, chính xác mà không phải ai cũng biết.
1. Sổ đỏ, sổ hồng là gì?
Hiện tại, không có văn bản nào định nghĩa chính xác về "sổ đỏ và sổ hồng". Tuy nhiên, sổ đỏ, sổ hồng chỉ là thuật ngữ mà người dân hay dùng để chỉ cụm từ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" vì nó quá dài và dựa trên màu sắc bên ngoài của giấy chứng nhận mà gọi là sổ đỏ.
2. Cách phân biệt sổ đỏ, sổ hồng như thế nào?
Sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Như vậy, đặc điểm của giấy chứng nhận quyền sử dụng là không có nhà trên đất.
- Đối tượng sử dụng sổ đỏ là chứng minh quyền sử dụng đất của chủ sở hữu. Sổ hồng là chứng minh quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của chủ sở hữu như căn hộ chung cư, nhà liền kề, biệt thự...
- Loại đất được cấp sổ cũng: Sổ hồng được cấp cho đất ở đô thị, đất ở nông thôn (ngày nay đất trồng cây lăm năm cũng được cấp sổ hồng). Sổ đỏ được cấp cho loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và các loại đất khác.
3. Hướng dẫn cách nhận biết thông tin trên sổ đỏ, sổ hồng
Theo Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận) gồm 4 trang:
Thông tin trên trang 1
- Quốc hiệu, Quốc huy, tên đầy đủ của Giấy chứng nhận;
- Thông tin về người sử dụng đất;
- Số seri phát hành trên Giấy chứng nhận bao gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số.
- Dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
>>> Hướng dẫn thủ tục xin cấp sổ đỏ: Điều kiện cấp quyền sử dụng đất năm 2023?
Thông tin trên trang 2
Trên trang 2 của giấy chứng nhận, bạn cần chú ý các thông tin quan trọng sau đây:
- Thông tin về nhà đất, xem diện tích có khớp với hồ sơ địa chính và thực tế không.
- Hình thức sử dụng đất, xem liệu đây là sử dụng riêng hay sử dụng chung. Bạn cần biết mục đích sử dụng đất là gì. Bởi người dân phải sử dụng đất đúng theo mục đích ghi trên giấy chứng nhận.
- Bạn cần biết thời hạn sử dụng nhà đất, liệu nó có lâu dài hay có thời hạn sử dụng.
>>> Xem thêm: văn phòng công chứng có chức năng kiểm tra sổ đỏ thật giả hay không?
Thông tin trên trang 3
Sơ đồ thửa đất, nhà ở là một phần quan trọng trong Giấy chứng nhận đất đai. Tuy nhiên, theo Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, có 2 trường hợp không cần hiển thị sơ đồ trên Giấy chứng nhận. Trường hợp đầu tiên là khi cấp một Giấy chứng nhận chung cho nhiều thửa đất nông nghiệp. Trường hợp 2 là khi đất được sử dụng để xây dựng công trình theo tuyến. Chẳng hạn như đường giao thông, đường dẫn điện, đường dẫn nước của tổ chức đầu tư xây dựng..
Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận phải được ghi rõ trong phần này. Các thông tin về ghi nợ, xóa nợ, được miễn, được giảm nghĩa vụ tài chính sẽ được thể hiện tại đây. Ngoài ra, phần này còn thể hiện những nội dung như cho tặng, thừa kế, sang tên chuyển quyền sử dụng đất và nhà ở cho người khác. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tách thửa, hợp thửa, thay đổi nghĩa vụ tài chính... cũng sẽ xuất hiện. Đây là các thông tin quan trọng để bảo đảm tính chính xác trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
Thông tin trên trang 4
Người nhận cần kiểm tra kỹ thông tin trên Giấy chứng nhận và mã vạch trong trang này để đảm bảo tính chính xác. Nếu phát hiện bất kỳ sai sót nào, người nhận cần liên hệ với cơ quan cấp chứng nhận để được hỗ trợ. Điều này giúp đảm bảo rằng thông tin trên Giấy chứng nhận và mã vạch được chính xác, không gây ra nhầm lẫn hoặc vấn đề trong quá trình sử dụng.
>>> Xem thêm: Chi phí làm dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói, nhanh chóng tại các quận Hà Nội.
Giải quyết như thế nào trong trường hợp sổ đỏ, sổ hồng bị rách?
Nếu sổ đỏ, sổ hồng bị rách, hư hỏng, người dân có quyền yêu cầu cấp đổi sổ mới. Quyền này được xác định ở điểm b khoản 1 của quy định trên. Việc cấp đổi Giấy chứng nhận mới giúp đảm bảo tính pháp lý và quyền sở hữu của người dân đối với tài sản nhà ở và công trình xây dựng.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com