Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu, quy trình cấp mới như thế nào?

13/03/2024

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu, quy trình cấp mới như thế nào? Thủ tục cấp sổ đỏ, sổ hồng tại Hà nội ngày càng tăng cao từ khi thành phố Hà Nội được mở rộng. Mỗi người trong chúng ta đều mong muốn có một căn nhà với đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu. Vậy trước khi được cấp sổ đỏ bạn phải làm gì, chuẩn bị thủ tục xin cấp sổ đỏ như thế nào, thời gian chờ thẩm định và giải quyết trong bao lâu? Để trả lời câu hỏi của bạnVăn Phòng công chứng Nguyễn Huệ xin chia sẻ chi tiết về "Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu, quy trình cấp mới như thế nào?"

1. Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu "Sổ đỏ" là gì? 

Sổ đỏ là thuật ngữ được người dân hay sử dụng để gọi "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất."

Căn cứ pháp luật được quy định tại khoản điều 3 Luật Đất đai 2013, theo đó khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được định nghĩa cụ thể là:

"Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là văn bản pháp luật của Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của chủ thể có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất."

Như vậy, Sổ đỏ là từ ngữ thông thường của người dân nhằm gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng không được luật pháp quy định. Để tiện cho người dân sử dụng thì rất nhiều bài báo đã sử dụng cụm từ "Sổ đỏ" thay thế cho cách gọi của Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu, quy trình cấp mới như thế nào?

2. Điều kiện được cấp sổ đỏ lần đầu (cấp mới)

Người sử dụng đất muốn được cấp Sổ đỏ cần đảm bảo có đầy đủ điều kiện. Theo Luật Đất đai năm 2013, NĐ 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì điều kiện được cấp Sổ đỏ bao gồm:

2.1. Đất có giấy tờ: Chủ sử dụng đất (người làm đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như hợp tác xã giao đất, hóa đơn nộp thuế hàng năm, trích lục bản đồ nguồn gốc đất đã sử dụng (trường hợp này hồ sơ được ưu tiên giải quyết nhanh chóng);

2.2. Đất không có giấy tờ: Chủ sử dụng đất không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (không có các giấy tờ như ở mục 1 thì khó khăn hơn cho các cơ quan có thẩm quyền về việc xác minh nguồn gốc đất của chủ sử dụng đất, cho nên chỉ phù hợp với hộ gia đình, cá thể ở lâu đời, nhiều thế hệ sinh sống trên thửa đất, có hàng xóm, chính quyền chứng kiến và làm chứng, nhưng cũng rất khó có thể được cấp sổ đỏ);

2.3. Đất khai hoang, tôn tạo: Chủ sử dụng đất xin cấp sổ đỏ cho đất khai hoang, đất tự tôn tạo và xây nhà trên đất từ trước thời điểm nhà nước quy định (trường hợp này nếu nằm trong mốc thời gian quy định của Nhà Nước thì vẫn được cấp sổ đỏ);

2.4. Đất sử dụng bất hợp pháp: Chủ sử dụng đất xin cấp sổ đỏ cho đất tự lấn chiếm (bình thường thì những trường hợp này không được cấp sổ đỏ trừ khi Nhà Nước có quy định khác, tuy nhiên đối với các trường hợp đất lấn chiếm được sử dụng trước thời điểm 01/7/2014, đã xây nhà trên đất, nhưng không có tranh chấp cũng được xem xét cấp sổ đỏ), ngoài ra các loại đất lấn chiếm nằm trong khu vực công cộng, không phải là quy hoạch đất ở (không phải là khu dân cư) thì bị thu hồi.

2.5. Diện tích đất được cấp sổ đỏ: Tại Hà Nội, diện tích đất được cấp sổ đỏ tối thiểu là 30m2, diện tích các chiều (chiều ngang, chiều dài) không dưới 3m. 

3. Làm sổ đỏ cần những giấy tờ gì? 

Dưới đây là danh sách các tài liệu cần chuẩn bị và quy trình khi thực hiện thủ tục đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu:

3.1. Đơn xin cấp giấy chứng nhận (theo mẫu).

3.2. Giấy tờ chứng minh về nguồn gốc đất và các giấy tờ liên quan đến việc quản lý sử dụng ổn định không có tranh chấp trước năm 1993 đến nay;

3.3. Hồ sơ kỹ thuật thửa đất và công trình xây dựng trên đất (nếu có);

3.4. Căn cước công dân và hộ khẩu thường trú của người sử dụng đất (bản sao chứng thực);

3.5. Bản sao các hóa đơn nộp thuế đất hàng năm, lệ phí liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật (nếu có).

3.6. Nếu mình không tự đi nộp và nhận kết quả được thì phải có giấy ủy quyền hợp pháp.

4. Làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền?

Người dân phải thực hiện việc nộp đầy đủ các khoản phí khi làm sổ đỏ theo quy định. Cụ thể các khoản bao gồm: lệ phí trước bạ, lệ phí cấp sổ đỏ và tiền sử dụng đất.

5. Mẫu đơn xin cấp sổ đỏ lần đầu 

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu, quy trình cấp mới như thế nào?

6. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu gồm các bước sau:

6.1. Chuẩn bị hồ sơ: Người yêu cầu được cấp sổ đỏ phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp sổ đỏ theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền (bao gồm: giấy tờ tùy thân và các giấy tờ liên quan đến thửa đất xin cấp sổ đỏ);

6.2. Nộp hồ sơ: Nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan tại bộ phận một cửa của Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện, thành phố.

6.3. Thẩm định hồ sơ: Cán bộ của văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành kiểm tra đủ các loại giấy tờ và tình trạng pháp lý đã yêu cầu gồm: Sơ đồ  kỹ thuật thửa đất và công trình xây dựng trên đất (nếu có), xác minh về việc sử dụng đất của chủ sử dụng đất mà luật đất đai đã quy định.

6.4. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Sau khi xem xét, thẩm định hồ sơ thành công, cơ quan chức năng sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và gửi thông báo thuế cho chủ sử dụng đất đi nộp thuế và nhận sổ đỏ.

6.5. Nộp thuế, lệ phí trước bạ. Người sử dụng đất nhận thông báo nộp thuế và đi nộp thuế tại cơ quan có thẩm quyền (chi cục thuế), trong thông báo thuế ghi rõ số tiền cần phải nộp. Thanh toán có thể được thực hiện qua các phương thức như chuyển khoản ngân hàng, nộp tiền mặt tại ngân hàng hoặc qua các hình thức thanh toán điện tử.

7. Điều kiện để đươc cấp sổ đỏ căn hộ chung cư, nhà liền kề, biệt thự

Người mua có phải tự làm sổ đỏ căn hộ chung cư không?

Căn cứ khoản 7 Điều 26 Luật Nhà ở 2014 và khoản 22 Điều 1 Nghị Định 148/2020/NĐ-CP thì chủ đầu tư có nghĩa vụ hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ) sang tên cho người mua trong thời gian 50 ngày tính từ ngày giao căn hộ.

Trường hợp người mua có đề nghị tự mình thực hiện việc đăng ký xin cấp sổ đỏ thì chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp hồ sơ và tài liệu cho người mua đi thực hiện.

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu, quy trình cấp mới như thế nào?

8. Hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:

8.1. Đơn đăng ký xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Bản gốc theo mẫu số 04 a/ĐK);

8.2. Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư; hợp đồng mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đối với nhà liền kề, biệt thự);

8.3. Biên bản giao nhận nhà, đất và công trình xây dựng (Bản gốc);

8.4. Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán nhà ở và công trình xây dựng (Bản gốc),

8.5. Hoá đơn giá trị gia tăng (Bản gốc),

8.6. Giấy xác nhận đã thực hiện nghĩa vụ thuế của chủ đầu tư với nhà nước (Bản gốc);

8.7. Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (theo mẫu số 01/TK-SDĐPNN).

8.8. Tờ khai lệ phí trước bạ nhà, đất (Theo mẫu số 01);

8.9. Tờ khai thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp mua lại (Theo mẫu).

 >>> Tham khảo: Phí dịch vụ sang tên sổ đỏ

9. Thủ tục làm sổ đỏ đất tái định cư

9.1. Đất tái định cư là đất gì?

Đất tái định cư là đất của Nhà nước giao cho người dân khi nhà nước thu hồi đất ở của nhân dân để phục vụ giải phóng mặt bằng thực hiện các công trình công cộng. Mục đích giao đất cho người dân là để người dân có nơi ở mới, ổn định cuộc sống sau giải phóng mặt bằng. Đất tái định cư cũng thuộc dạng đất thổ cư (đất ở) và có đầy đủ quyền sở hữu như đất dự án hay đất thổ cư khác.

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu, quy trình cấp mới như thế nào?

9.2. Đất tái định cư có được cấp sổ đỏ như đất ở khác không?

Đất tái định cư sẽ được cấp sổ đỏ giống như những loại đất ở bình thường khác, nếu thửa đất đó đã có đầy đủ những giấy tờ cần thiết (đủ điều kiện) theo quy định của pháp luật.

9.3. Điều kiện cấp sổ đỏ đất tái định cư như thế nào?

Đất tái định cư là đất do nhà nước giao, do vậy sẽ đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ khi người dân đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước, như nộp tiền mua đất cho nhà nước, thuế đất và các loại lệ phí khi cấp sổ đỏ.

9.4. Hồ sơ xin cấp sổ đỏ đất tái định cư cần những gì?

- Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu);

- Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hoặc hộ chiếu và sổ hộ khẩu (sao y bản chính);

- Biên bản bàn giao đất (bản gốc);

- Hồ sơ kỹ thuật thửa đất (bản gốc);

- Giấy đăng ký kết hôn, hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (sao y bản chính);

- Hoá đơn thuế giá trị gia tăng (bản gốc);

- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với Ban quản lý dự án hoăc chủ đầu tư xây dựng công trình hoặc công ty phát triển nhà của thành phố.

9.5. Quy trình nộp hồ sơ làm sổ đỏ đất tái định cư như thế nào?

- Sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như yêu cầu của Văn phòng đăng ký đất đai của từng quận/ huyện/thị xã nơi có đất.

- Bạn nộp hồ sơ tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai của quận, huyện, thị xã, thành phố nơi có thửa đất mà bạn muốn xin cấp sổ đỏ.

- Bộ phận một cửa sẽ tiếp nhận hồ sơ xin cấp sổ đỏ của bạn, nếu hồ sơ của bạn đầy đủ thì cán bộ văn phòng đăng ký đất đai viết cho bạn phiếu hẹn nhận kết quả, còn nếu hồ sơ của bạn thiếu thì cán bộ của văn phòng đăng ký đất đai yêu cầu bạn bổ sung trong vòng 3 ngày làm việc.

9.6. Thời gian thẩm định hồ sơ trong bao lâu?

- Căn cứ theo, khoản 40 Mục 2 NĐ 01/2017/NĐ-CP Thủ tục cấp Sổ đỏ tối đa là 30 ngày. Thời hạn trên không bao gồm thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của Pháp luật và không bao gồm thời gian tiếp nhận hồ sơ và thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế của người sử dụng đất.

- Đối với những xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, không có điều kiện về kinh tế thì thời gian thực hiện cấp sổ đỏ nhanh hơn.

9.7. Nộp thuế, phí, lệ phí cấp sổ đỏ

- Bạn cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế đất, lệ phí trước bạ, phí cấp sổ đỏ.

9.8. Nhận kết quả (sổ đỏ)

- Khi bạn đã hoàn thành việc nộp thuế thì bạn đến bộ phận một cửa để nhận sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Quy trình, Thủ tục làm sổ đỏ đỏ (xin cấp sổ đỏ) nhà tái định cư bằng căn hộ chung cư cũng tương tự như làm sổ đỏ bằng đất tái định cư.

>>> Youtube: Cách phận biệt sổ đỏ, sổ hồng

10. Thủ tục làm sổ đỏ đất đấu giá

10.1. Đất đấu giá là đất gì?

- Đất đấu giá là loại đất thuộc nhà nước quản lý và tổ chức bán đấu giá cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua đất để ở, có những loại đất đấu giá nhằm nhiều mục đích sử dụng khác nhau như công trình công cộng (trường học, đường xá, tòa nhà cơ quan..) hoặc bán đấu giá cho các chủ đầu tư làm dự án kinh doanh bất động sản.

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu, quy trình cấp mới như thế nào?

10.2. Đất đấu giá có được cấp sổ đỏ như đất ở khác không?

- Đất đấu giá sẽ được cấp sổ đỏ giống những loại đất bình thường khác, nếu thửa đất đó đã có quyết định trúng đấu giá, hoàn thành nghĩa vụ tài chính (nộp tiền mua đất theo quyết định trúng đấu giá của UBND quận, huyện, thị xã, hoặc thành phố) và đầy đủ những giấy tờ cần thiết (đủ điều kiện) theo quy định của pháp luật.

10.3. Điều kiện cấp sổ đỏ đất đấu giá như thế nào?

- Đất đấu giá là đất do trúng đấu giá và được nhà nước giao đất, do vậy sẽ đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ khi người trúng đấu giá đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước, như nộp tiền mua đất cho nhà nước, thuế đất và các loại lệ phí khi cấp sổ đỏ.

10.4. Hồ sơ xin cấp sổ đỏ đất đấu giá cần những gì?

- Quyết định trúng đấu giá của UBND quận, huyện, thị xã, thành phố nơi tổ chức đấu giá;

- Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu);

- Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hoặc hộ chiếu và sổ hộ khẩu (sao y bản chính);

- Biên bản bàn giao đất (bản gốc);

- Hồ sơ kỹ thuật thửa đất trúng đấu giá (bản gốc);

- Giấy đăng ký kết hôn, hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (sao y bản chính);

- Hoá đơn thuế giá trị gia tăng (bản gốc).

10.5. Quy trình nộp hồ sơ làm sổ đỏ đất đấu giá như thế nào?

- Sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như văn phòng đăng ký đất đai của từng quận/ huyện/thị xã, thành phố yêu cầu;

- Bạn nộp hồ sơ tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai của quận, huyện, thị xã hoặc thành phố nơi tổ chức trúng đấu giá;

- Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của văn phòng đăng ký đất đai, sau khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp sổ đỏ của bạn, nếu hồ sơ của bạn đầy đủ thì bạn sẽ nhận được phiếu hẹn ngày nhận kết quả, còn nếu hồ sơ của bạn thiếu sót thì cán bộ của văn phòng đăng ký đất đai yêu cầu bạn bổ sung trong vòng 03 ngày làm việc.

10.6. Thời gian thẩm định hồ sơ đất đấu giá trong bao lâu?

- Căn cứ theo, khoản 40 Mục 2 NĐ 01/2017/NĐ-CP Thủ tục cấp Sổ đỏ tối đa là 30 ngày. Thời hạn trên không bao gồm thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của Pháp luật và không bao gồm thời gian tiếp nhận hồ sơ và thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế của người sử dụng đất.

10.7. Nộp thuế, phí, lệ phí cấp sổ đỏ

- Bạn cần phải nộp thuế đất, lệ phí trước bạ, phí cấp sổ đỏ, thuế thu nhập cá nhân (nếu nhận chuyển nhượng).

10.8. Nhận kết quả (sổ đỏ)

- Khi bạn đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế tại chi cục thuế, sau đó bạn đến bộ phận một cửa để nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

>>> Xem ngay: Dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh, uy tín

Tóm tắt thủ tục và quy trình làm sổ đỏ gồm 05 bước:

Bước 1: Người yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) chuẩn bị hồ sơ theo quy định. Bước 2: Người yêu cầu cấp sổ đỏ nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, quận, thị xã. 3. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ. Trường hợp nếu thiếu hồ sơ yêu cầu bổ sung tại chỗ hoặc yêu cầu bổ sung sau. 4. Nhận thông báo thuế và nộp thuế. 5. Sau khi nộp thuế, người yêu cầu đến tại bộ phận một cửa để nhận sổ đỏ.

Nộp thuế đất, thuế thu nhập cá nhận và lệ phí cấp sổ đỏ như sau:

1. Thuế đất tùy theo khu vực nơi người nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ;

2. Thuế trước bạ 0,5% giá trị tiền đất.

11. Hướng dẫn thủ tục xin cấp sổ đỏ online [cập nhật 20/5/2023]

Bắt đầu từ ngày 20/5/2023, thay vì nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trực tiếp tại bộ phận một cửa của Văn phòng đăng ký đất đai thì nay người dân sẽ nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ bằng hình thức trực tuyến (online) thông qua cổng thông tin điện tử công và nhận kết quả qua bưu điện.

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu, quy trình cấp mới như thế nào?

Bước 1: Người dân phải đăng ký và đăng nhập vào trang của Văn phòng đăng ký đất đai nơi xin cấp sổ đỏ (đăng ký cổng thông tin điện tử công). Sau đó gửi hồ sơ bao gồm các giấy tờ như nộp trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện, thị trấn..

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo trình tự, thủ tục hành chính về đất đai theo quy định của pháp luật hiện hànhĐối với những hồ sơ phức tạp cần kiểm tra, xác minh làm rõ hoặc vì một lý do nào đó mà không trả kết quả theo đúng quy định về thời gian, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo bằng văn bản qua Cổng thông tin điện tử dịch vụ công hoặc qua tin nhắn SMS cho người xin cấp sổ đỏ.

Bước 3: Khi đã thẩm định xong, cán bộ của Văn phòng đăng ký đất đai gửi cho người xin cấp sổ đỏ thông báo về mức thuế, phí trước bạ, lệ phí cấp sổ đỏ để người dân đi nộp và nhận sổ đỏ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc được gửi qua bưu điện cho người xin cấp sổ đỏ.

Nộp thuế, lệ phí trước bạ, phí cấp sổ đỏ thì người dân có thể chuyển khoản hoặc nộp tại chi cục thuế.

Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1. Hướng dẫn làm thủ tục làm sổ đỏ thừa kế như thế nào?

* Hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị

Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (bổ sung tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT), người muốn hưởng thừa kế cần có 01 bộ giấy tờ, bao gồm:

+ Bản gốc Giấy chứng nhận.

+ Giấy tờ chứng minh việc hưởng di sản thừa kế.

Trường hợp 1: Hưởng thừa kế theo di chúc.

+ Di chúc hợp lệ.

+ Biên bản lập di chúc có sự xác nhận và đóng dấu của UBND cấp xã nơi có đất;

Trường hợp 2: Hưởng thừa kế theo pháp luật

+ Bản án, quyết định của Toà án.

+ Văn bản thỏa thuận của các đồng thừa kế. Có chứng thực của UBND cấp xã phường hoặc Phòng/Văn phòng Tư pháp xác nhận quyền hưởng thừa kế.

* Thủ tục làm sổ đỏ thừa kế

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Cá nhân và hộ gia đình cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu. Sau đó nộp hồ sơ tại UBND xã, phường hoặc thị trấn tùy thuộc nơi có đất. Đối với những nơi thành lập bộ phận một cửa, người dân có thể nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, bên cơ quan tiếp nhận sẽ ghi thông tin vào Sổ. Sau đó sẽ trả kết quả cho người nộp. Đối với những trường hợp nộp tại UBND cấp xã, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Ủy ban phải chuyển hồ sơ đến văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Văn phòng Đăng ký Đất đai sau khi kiểm tra đầy đủ hồ sơ thì sẽ:

- Gửi thông tin về diện tích của mảnh đất cho cơ quan thuế để xác định và thông báo về việc thu tài chính.

- Xác nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp.

- Trong trường hợp cần cấp Giấy chứng nhận mới, lập hồ sơ và gửi đến cơ quan có thẩm quyền để cấp cho người sử dụng đất.

- Cập nhật thông tin biến động vào hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu về đất đai.

Bước 3: Trả kết quả

Văn phòng Đăng ký Đất đai sẽ trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi lại Ủy ban Nhân dân cấp xã (đối với những trường hợp nộp tại cấp xã).

Câu hỏi 2. Cấp sổ lần đầu mất bao nhiêu tiền?

* Lệ phí trước bạ

Lệ phí trước bạ là khoản phí mà người sử dụng đất phải nộp khi yêu cầu cấp sổ đỏ lần đầu. Công thức tính lệ phí trước bạ:

Lệ phí trước bạ phải nộp=(Giá đất tại Bảng giá đất x Diện tích) x 0.5%

* Tiền sử dụng đất

Người sử dụng đất phải thanh toán tiền sử dụng đất cho Nhà nước khi được cấp sổ đỏ lần đầu khi:

- Cá nhân hoặc tổ chức được Nhà nước giao đất và có yêu cầu thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 2, Khoản 1 của Nghị định 45/2014/NĐ-CP.

- Đã sử dụng đất ổn định trước ngày 15/10/1993. Hoặc đất từ ngày 15/10/1993 đến 01/7/2004 mà không có bất kỳ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/ sử dụng theo quy định tại Điều 100, Khoản 1 của Luật Đất đai.

- Đất để xây dựng nhà cửa có nguồn gốc từ việc giao không theo thẩm quyền trước ngày 01/7/2004. Hoặc đất bị lấn chiếm từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014 và được Nhà nước xem xét cấp sổ đỏ.

Câu hỏi 3. Chuyển nhượng đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ?

Người sử dụng đất được mua hoặc tặng đất bằng giấy viết tay trong hai trường hợp sau:

+ Trường hợp 1. Người sử dụng đất hiện tại đã nhận chuyển nhượng hoặc tặng quyền sử dụng đất trước ngày 1/1/2008.

+ Trường hợp 2. Người sử dụng đất hiện tại đã nhận chuyển nhượng hoặc tặng quyền sử dụng từ ngày 1/1/2008 cho đến trước ngày 1/7/2014 và có giấy tờ về quyền sử dụng theo quy định.

Vì vậy, nếu bạn thuộc vào các trường hợp trên và có giấy tờ viết tay chuyển nhượng, bạn hoàn toàn có thể làm được sổ đỏ. Để làm điều này, bạn cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp sổ đỏ đầy đủ. Trong đó bao gồm giấy tờ viết tay chuyển nhượng để nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được giải quyết và cấp sổ đỏ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể yêu cầu Tòa án công nhận hợp đồng viết tay nếu bạn có thể chứng minh rằng giao dịch đã hoàn thành. Dựa trên bản án có hiệu lực pháp luật, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu cấp sổ đỏ.

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu, quy trình cấp mới như thế nào?

Thủ tục cấp sổ đỏ các quận, huyện tại Hà Nội

  • Thủ tục cấp sổ đỏ tại quận Hai Bà Trưng
  • Thủ tục cấp sổ đỏ tại quận Hoàn Kiếm
  • Thủ tục cấp sổ đỏ tại quận Tây Hồ
  • Thủ tục cấp sổ đỏ tại quận Bắc Từ Liêm
  • Thủ tục cấp sổ đỏ tại quận Nam Từ Liêm
  • Thủ tục cấp sổ đỏ tại quận Long Biên
  • Thủ tục cấp sổ đỏ tại quận Hà Đông
  • Thủ tục cấp sổ đỏ tại quận Thanh Xuân
  • Thủ tục cấp sổ đỏ tại huyện Thường Tín
  • Thủ tục cấp sổ đỏ tại huyện Phú Xuyên
  • Thủ tục cấp sổ đỏ tại huyện Đan Phượng
  • Thủ tục cấp sổ đỏ tại huyện Thanh Trì
  • Thủ tục cấp sổ đỏ tại huyện Phúc Thọ
  • Thủ tục cấp sổ đỏ tại huyện Quốc Oai

Quy trình và thủ tục cấp sổ đỏ này có thể thay đổi tùy theo quy định của pháp luật và cơ quan chức năng tại từng địa phương. Việc tìm hiểu và tuân thủ đúng quy trình và yêu cầu được quy định là rất quan trọng để đạt được thành công trong thủ tục đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

 Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất về Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu - quy trình và hồ sơ cần chuẩn bị. Nếu bạn đọc còn thắc mắc hay chưa rõ cần được hỗ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ đến tổng đài Hotline: 0966.22.7979 để được hỗ trợ. 

     VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

  • Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
  • Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục

Kính gửi Quý khách hàng

Kính gửi Quý khách hàng

Lời đầu tiên, VPCC Nguyễn Huệ xin chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của chúng tôi trong suốt thời gian qua.