Cộng tác viên là gì? [Thông tin chi tiết về nghề cộng tác viên mới nhất 2023]

01/05/2022

Cụm từ cộng tác viên đã quá quen thuộc trong thị trường lao động trong những năm gần đây. Đây là vị trí được rất nhiều người lựa chọn khi muốn học hỏi thêm những kỹ năng hoặc muốn tăng thêm thu nhập. Vậy cộng tác viên là gì? Những quy định về loại hợp đồng này được thực hiện như thế nào? Trong bài viết này Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ sẽ giúp quý khách hàng có câu trả lời chính xác nhất.

Cộng tác viên là gì?

Cộng tác viên bao gồm những cá nhân, người làm việc tự do hợp tác với một doanh nghiệp, một tổ chức hoặc một cá nhân khác, được các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân này giao một công việc hoặc một số công việc nhất định. Đây là một công việc không quá gò bó, mang tính chủ động cao. Ngoài ra, đối với một số loại hợp đồng, cộng tác viên không cần phải đến công ty và làm việc theo quy chuẩn như những nhân viên chính thức.

>>> Xem thêm: Tổng hợp các nghề cộng tác viên tại Hà Nội

Hợp đồng cộng tác viên có những loại nào?

Pháp luật hiện hành về lao động hiện nay không có quy định cụ thể thế nào là hợp đồng cộng tác viên. Tuy nhiên dựa theo các quy định khác của Luật lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan mà hợp đồng cộng tác viên có thể được xem là hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dịch vụ.

Nếu hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng lao động

Theo khoản 1 Điều 13 Bộ luật lao động 2019 quy định: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Nếu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên dưới hình thức cộng tác viên, trong đó nhân viên chịu sự ràng buộc nhất định theo nội quy, quy chế làm việc của đơn vị tuyển dụng như: (Nội quy lao động, điều lệ công ty, thời gian làm việc trong một ngày, thời gian nghỉ lễ…), thì người được tuyển dụng xem như đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động.

Lúc này, hợp đồng cộng tác viên sẽ được coi là hợp đồng lao động và sẽ tuân theo các quy tắc cũng như được hưởng các quyền lợi theo quy định của Bộ luật lao động như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

>>> Xem thêm:  Tìm đối tác hợp tác kinh doanh

Nếu hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ

Theo điều 513 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.

Nếu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên vào làm việc theo dự án, chương trình, trong đó nhân viên được tuyển dụng không bị ràng buộc bởi các nội quy, quy chế của đơn vị; thời gian, địa điểm làm việc thường tự do; thù lao được trả theo công việc được giao, tạm ứng và thanh toán khi hoàn thành công việc.  

Lúc này, bản chất của hợp đồng cộng tác viên được coi là hợp đồng dịch vụ và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Do hợp đồng cộng tác viên trong trường hợp này là hợp đồng dịch vụ nên không thể áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp như hợp đồng lao động.

Cách soạn mẫu hợp đồng cộng tác viên

Hợp đồng cộng tác viên là văn bản quan trọng nhằm xác định quan hệ giữa các bên trong hợp đồng, là sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ giữa các bên, là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh. Vì thế khi soạn thảo hợp đồng thì sự rõ ràng, dễ hiểu là nhân tố bắt buộc phải có nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Tùy vào nhu cầu của người nhận công tác viên và thỏa thuận của các bên cũng như loại hợp đồng để có thể soạn một mẫu hợp đồng cộng tác viên phù hợp với các bên, một hợp đồng để được xem là hợp pháp cần phải có đủ các yếu tố như:

  • Họ tên, thông tin cụ thể của người nhận cộng tác viên
  • Họ tên, thông tin của của công tác viên
  • Các điều khoản thỏa thuận của các bên về lợi nhuận, tiền hoa hồng, tiền công, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên,…
  • Chữ ký của các bên.

Với những chia sẻ về: Công tác viên là gì? Hy vọng rằng bài viết sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho các bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về cộng tác viên hoặc những quy định về loại hợp đồng này. Vui lòng liên hệ trực tiếp tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ qua số Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669 để được giải đáp kịp thời.

>>> Xem thêm: Tìm cộng tác viên 

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

 

Tin liên quanTin liên quan

Tin mới cập nhậtTin mới cập nhật

MUA BÁN NHÀ ĐẤT

MUA BÁN NHÀ ĐẤT

Nhà đất là một trong những tài sản giá trị lớn, là nơi an cư lâu dài và cũng là một khoản “đầu tư” quan trọng đối với mỗi người. Việc hiểu biết những kiến thức cơ bản khi mua bán nhà đất là một trong ...

Phí công chứng mới cập nhật 2024, [tổng hợp các loại phí hợp đồng, giao dịch]

Phí công chứng mới cập nhật 2024, [tổng hợp các loại phí hợp đồng, giao dịch]

Hiện nay, phí công chứng được áp dụng chung đối với phòng công chứng và văn phòng công chứng. Vậy, công chứng hết bao nhiêu tiền? Biểu phí công chứng mới nhất năm 2023. Trách nhiệm nộp phí công chứng của cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng? Bài viết dưới đây, sẽ trả lời tất cả các câu hỏi thắc mắc trên của các bạn.