Tư vấn Dịch vụ sang tên sổ đỏ uy tín tại Hà Nội

01/05/2024

- Bạn đang có nhu cầu thực hiện thủ tục chuyển đổi, sang tên sổ đỏ từ việc mua bán hay được thừa kế tài sản là bất động sản,…Tuy nhiên, bạn không có nhiều thời gian để trực tiếp thực hiện? Bạn đang gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính? Vậy hãy tham khảo ngay các dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh, uy tín tại Hà Nội do Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ giới thiệu.

- Chúng tôi chuyên công chứng và tư vấn dịch vụ sang tên sổ đỏ, dịch vụ làm sổ đỏ nhanh các loại Nhà ở, Đất ở, Nhà chung cư chỉ sau một vài ngày làm việc. Hãy liên hệ địa chỉ: Số 165 phố Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, TP Hà Nội - Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669 để được tư vấn và hỗ trợ.

- Dịch vụ sang tên sổ đỏ (mua bán/chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế…)

- Dịch vụ xin cấp mới sổ đỏ (Cấp lần đầu)

- Dịch vụ làm sổ đỏ nhà chung cư, thương mại, nhà ở xã hội, nhà tái định cư.

- Dịch vụ làm sổ đỏ nhà tập thể, nhà được phân theo quyết định.

- Dịch vụ làm sổ đỏ cho biệt thự liền kề, shophouse, nhà dự án

- Dịch vụ sang tên sổ đỏ, giải chấp, xóa chấp

- Dịch vụ chia, tách, sáp nhập sổ đỏ

- Dịch vụ xin chỉ giới đường đỏ, thông tin quy hoạch…

- Dịch vụ làm sổ đỏ lần đầu

- Sang tên sổ đỏ, sang tên sổ hồng

- Sang tên sổ đỏ cho con

- Sang tên sổ đỏ được thừa kế

- Thủ tục sang tên sổ đỏ được thừa kế

- Thủ tục sang tên sổ đỏ

- Thủ tục sang tên sổ đỏ cho con

- Dịch vụ sang tên sổ hồng

- Dịch vụ đính chính sổ đỏ

- Dịch vụ xin cấp lại sổ đỏ khi bị mất, rách nát..

- Kiểm tra tình trạng nhà đất trước khi giao dịch mua bán, đặt cọc..

- Viết đơn, thư lên các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong những trường hợp khách hàng không được cấp sổ đỏ, hoặc cấp không đúng với hiện trạng.

TƯ VẤN DỊCH VỤ SANG TÊN SỔ ĐỎ NHANH 

(Áp dụng cho khách hàng công chứng tại VPCC Nguyễn Huệ)

1: Sau khi Khách hàng ký công chứng mua bán, chuyển nhượng nhà đất tại VPCC Nguyễn Huệ, không muốn qua dịch vụ mà tự đi nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ để tiết kiệm được chi phí...VPCC Nguyễn Huệ sẽ cử người đại diện kê khai thuế và chuẩn bị hồ sơ hoàn toàn MIỄN PHÍ cho khách hàng. Trường hợp khách hàng không có thời gian hãy tham khảo các gói dịch vụ sổ đỏ của Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ dưới đây.

2: Dịch vụ sang tên sổ đỏ một phần công việc: (Tham khảo các công ty tư vấn và làm dịch vụ sổ đỏ tại Hà Nội)

+ Công việc bao gồm: Kê khai thuế, xin xác nhận Phi nông nghiệp tại Phường, nộp hồ sơ và nhận phiếu hẹn.

(gói dịch vụ này rất an toàn cho khách hàng vì tại TP Hà Nội đã từng xảy ra những trường hợp người đi làm dịch vụ sổ đỏ đã tự ý sửa chữa thông báo thuế để gian lận, thí dụ: 37tr chữa thành 57tr và còn có những trường hợp nhận sổ đỏ nhưng không mang trả lại cho khách hàng. Vậy khách hàng nào muốn an toàn thì hãy chọn sử dụng  Dịch vụ sang tên một phần vì chỉ cần đến giai đoạn nhận phiếu hẹn, tự mình đi nộp thuế và nhận sổ đỏ, theo như chúng tôi đã làm thì gói này vừa rẻ vừa an toàn, giai đoạn khó và phức tạp thì bên làm dịch vụ đã thực hiện).

3: Dịch vụ sang tên sổ đỏ Toàn bộ công việc đến khi nhận sổ đỏ: (Tham khảo các công ty tư vấn và làm dịch vụ sổ đỏ tại Hà Nội)

+ Công việc bao gồm: Kê khai thuế, xin xác nhận Phi nông nghiệp tại Phường, nộp hồ sơ và nhận phiếu hẹn, nhận thông báo thuế và đi nộp thuế, nhận sổ đỏ giao tận tay cho khách hàng.

4: Dịch vụ sang  tên sổ đỏ Nhanh (Tham khảo các công ty tư vấn và làm dịch vụ sổ đỏ tại Hà Nội)

+ Công việc bao gồm các bước của dịch vụ: 1.2.3, nhưng khác nhau về thời gian và phí dịch vụ.

- HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ 

1) Giấy chứng nhận quyền sử dụng quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (bản chính + bản sao có công chứng)

2) Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, văn bản thỏa thuân phân chia di sản thừa kế (bản chính)

3) Giấy ủy quyền (nếu có)

4) Bộ tờ khai thuế

- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (mẫu số 09/ĐK)

- Tờ khai lệ phí trước bạ (mẫu số 01/LPTB ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT- BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ tài chính)

- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (mẫu số 03/BĐS- TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT- BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ tài chính)

- Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (mẫu số 04/TK-SDDPNN ban hành theo Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ tài chính)

- Sơ đồ vị trí thửa đất

5- Các loại giấy tờ khác (bản sao có công chứng)

- CMND/CCCD

- Sổ hộ khẩu

- Đăng ký kết hôn/ xác nhận tình trạng hôn nhân

- Giấy khai sinh (đối với trường hợp tặng cho hoặc thừa kế)

- Giấy chúng tử (trường hợp thừa kế)

*Lưu ý quan trọng khi chuẩn bị hồ sơ

- Xin xác nhận thuế phi nông nghiệp tại UBND phường

Trường hợp chưa có hóa đơn thuế phi nông nghiệp thì xin xác nhận tại UBND phường nơi có nhà đất

- Trường hợp có hóa đơn thuế phi nông nghiệp nhưng địa chỉ trên hóa đơn và sổ đỏ khác nhau thì ký cam kết hai địa chỉ là một khi nộp hồ sơ

- Trường hợp thay đổi chứng minh thư hoặc căn cước công dân mà bị sai lệch với sổ đỏ thì xin xác nhận tại UBND phường

- Trường hợp thay đổi địa chỉ bị sai lệch với sổ đỏ thì cung cấp sổ hộ khẩu có trang đính chính hoặc xin xác nhận đã thay đổi địa chỉ

- THUẾ VÀ LỆ PHÍ

1) Thuế thu nhập cá nhân: 2% x giá trị hợp đồng mua bán hoặc theo giá đất do UBND TP Hà Nội quy định

2) Lệ phí trước bạ: 0,5% x giá trị hợp đồng mua bán hoặc theo giá đất do UBND TP Hà Nội quy định

3) Lệ phí thẩm định: 0,15% x giá trị hợp đồng mua bán hoặc theo giá đất do UBND TP Hà Nội quy định

4) Phí cấp đổi sổ mới (nếu có): 972.000 VND

- QUY TRÌNH NỘP HỒ SƠ CẤP MỚI, SANG TÊN SỔ ĐỎ

* Nộp hồ sơ xin cấp mới, sang tên sổ đỏ ở đâu?

Vì số lượng hồ sơ xin cấp mới và sang tên sổ đỏ trên toàn thành phố Hà Nội quá nhiều. Do vậy, Sở tài nguyên và môi trường đã chia ra làm hai nơi tiếp nhận như sau:

1. VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI: Địa chỉ tại số 1 Hoàng Đạo Thúy, phường Nhân Chính, quận Thanh , Hà Nội, chuyên tiếp nhận các thủ tục xin cấp mới và sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đât (sổ đỏ) nhà chung cư trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội.

2. CHI NHÁNH VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI:  Địa chỉ tại số 10 phố Đặng Dung, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội, chuyên tiếp nhận các thủ tục xin cấp mới và sang tên nhà đất tại ba quận Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm Hà Nội.

Ngoài ba quận nêu trên, các quận còn lại thì đất ở quận nào bạn phải nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dựng đất (sổ đỏ) ở quận đó. Sau khi kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ, UBND quận trình lên Sở Tài nguyên và môi trường ra quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dựng đất (sổ đỏ) cho người dân theo quy định.

+ Các bước nộp hồ sơ xin cấp mới, sang tên sổ đỏ tại số 10 phố Đặng dung:

1) Nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ mỗi người được phép nộp tối đa hai bộ hồ sơ trong một ngày

2) Thời gian nhận kết quả là: 13 ngày làm việc đối với đăng ký biến động trang 3 hoặc trang 4

3) Trường hợp cấp đổi sổ mới thời gian kéo dài từ 2 đến 3 tuần

4) Trường hợp để giá mua bán, chuyển nhượng trong hợp đồng thấp hơn nhiều so với thực tế, Cơ quan thuế sẽ mời người bán lên để làm việc

5) Nhận thông báo thuế và nộp thuế 

6) Nhận kết quả (nhận sổ đỏ sau khi đã nộp thuế)

+ Các bước nộp hồ sơ xin cấp mới, sang tên sổ đỏ tại số 1 phố Hoàng Đạo Thúy:

1) Cán bộ một cửa kiểm tra hồ sơ và đặt lịch hẹn nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ thời gian từ 10-20 ngày

2) Đến hẹn nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ mỗi người được phép nộp tối đa hai bộ hồ sơ trong một ngày

3) Thời gian nhận kết quả là: 13 ngày làm việc đối với đăng ký biến động trang 3 hoặc trang 4

4) Trường hợp cấp đổi sổ mới thời gian kéo dài từ 2 đến 3 tuần

5) Trường hợp để giá mua bán, chuyển nhượng trong hợp đồng thấp hơn nhiều so với thực tế, Cơ quan thuế sẽ mời người bán lên để làm việc

6) Nhận thông báo thuế và nộp thuế 

7) Nhận kết quả (nhận sổ đỏ sau khi đã nộp thuế)

- SANG TÊN SỔ ĐỎ CÁC QUẬN, HUYỆN TẠI HÀ NỘI

- Quận Hoàn Kiếm - Quận Đống Đa - Quận Hai Bà Trưng - Quận Ba Đình - Quận Hà Đông - Quận Tây Hồ - Quận Thanh Xuân - Quận Nam Từ Liêm - Quận Bắc Từ Liêm - Quận Long Biên - Huyện Mê Linh - Huyện Sóc Sơn - Huyện Đan Phượng - Huyện Hoài Đức - Huyện Thường Tín - Huyện Chương Mỹ...

- 6 TRƯỜNG HỢP TỪ CHỐI CẤP SỔ ĐỎ VÀ CÁCH XỬ LÝ

- KHI NÀO BỊ TỪ CHỐI CẤP SỔ ĐỎ

Căn cứ khoản 11 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, việc từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau:

STT

Tên trường hợp

1

Không thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ

2

Hồ sơ không có đủ thành phần để thực hiện thủ tục theo quy định

3

Nội dung kê khai của hồ sơ không đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất và hợp lệ theo quy định của pháp luật

4

Thông tin trong hồ sơ không phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký hoặc có giấy tờ giả mạo

5

Khi nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng Thừa phát lại yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là đối tượng phải thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự hoặc văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án;

Khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất

6

Không đủ điều kiện thực hiện quyền theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan
Trường hợp có căn cứ từ chối hồ sơ theo quy định trên thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải có văn bản trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn người nộp hồ sơ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, gửi văn bản kèm theo hồ sơ cho người nộp hoặc chuyển văn bản và hồ sơ đến bộ phận một cửa, UBND xã, phường, thị trấn để trả lại cho người nộp

- CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ TỪ CHỐI CẤP SỔ ĐỎ

* Cơ quan nhà nước từ chối đúng với quy định

Nếu người nộp hồ sơ không thực hiện đúng thì khi nhận được văn bản từ chối hồ sơ phải thực hiện theo đúng quy định. Tùy vào trường hợp cụ thể mà người nộp hồ sơ có cách xử lý khác nhau (nên xem hướng dẫn, phương án xử lý trong văn bản từ chối hồ sơ để thực hiện).

Ví dụ:

1/ Không thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ: Nếu hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận nhưng trong mẫu đơn 04a/ĐK không kính gửi UBND cấp huyện nơi có đất (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) mà ghi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì sẽ phải viết đơn mới.

2/ Nội dung kê khai của hồ sơ không đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất và hợp lệ: Người nộp hồ sơ cần xem lại trong mẫu đơn 04a/ĐK đã kê khai bị thiếu hay sai sót gì so với thông tin cá nhân, thông tin trong hồ sơ địa chính, từ đó sẽ viết đơn mới cho đúng quy định.

3/ Khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai: Trường hợp này người dân chỉ được nộp hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận sau khi đã có kết quả giải quyết tranh chấp đất đai mà không tiếp tục gửi đơn giải quyết tranh chấp đến Tòa án nhân dân, UBND cấp huyện, cấp tỉnh theo quy định.

* Cơ quan nhà nước từ chối sai quy định

Khi cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ không có văn bản từ chối hồ sơ hoặc lý do từ chối không đúng quy định (từ chối hồ sơ nhưng không thuộc những trường hợp được nêu trong bảng trên) thì người dân có nhiều cách xử lý khác nhau tùy vào tính chất, mức độ và sự lựa chọn của người dân, cụ thể:

– Kiến nghị cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ xem xét lại.

– Khiếu nại.

– Khởi kiện hành chính.

Trong đó, khiếu nại và khởi kiện hành chính là cách phổ biến.

Cách 1: Khiếu nại

Căn cứ Luật Khiếu nại 2011 và Luật Đất đai 2013, khiếu nại về việc từ chối hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được quy định như sau:

– Điều kiện thực hiện khiếu nại

  • Người khiếu nại tự mình thực hiện thì phải là người sử dụng đất chịu sự tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.
  • Có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi từ chối trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
  • Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có người đại diện hợp pháp thực hiện khiếu nại trong trường hợp khiếu nại thông qua người đại diện.
  • Việc khiếu nại chưa được Toà án thụ lý để giải quyết.
  • Còn thời hiệu, thời hạn khiếu nại hoặc đã hết thời hiệu, thời hạn mà có lý do chính đáng.
  • Khiếu nại chưa có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai (điều kiện này áp dụng với trường hợp đã có quyết định khiếu nại lần một nhưng không đồng ý).

– Đối tượng khiếu nại: Quyết định, hành vi từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.

Cách 2: Khởi kiện

Nếu hộ gia đình, cá nhân bị công chức xã, phường, thị trấn hoặc bộ phận một cửa cấp huyện hoặc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện từ chối hồ sơ thì khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có cơ quan đó (căn cứ Điều 31 Luật Tố tụng hành chính 2015).

- HỒ SƠ CẤP SỔ ĐỎ, SỔ HỒNG CHO DIỆN TÍCH ĐẤT TĂNG THÊM

1. Hồ sơ thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp diện tích đất tăng thêm do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận

Trường hợp 1: Thửa đất gốc đã được cấp Giấy chứng nhận

* Thành phần hồ sơ

– Đơn đề nghị theo Mẫu số 10/ĐK đối với toàn bộ diện tích của thửa đất đang sử dụng.

– Bản gốc Giấy chứng nhận của thửa đất gốc.

– Bản gốc Giấy chứng nhận và hợp đồng, văn bản về việc chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất được lập theo quy định của diện tích đất tăng thêm.

Trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho phần diện tích đất tăng thêm theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì nộp bản gốc Giấy chứng nhận của bên chuyển quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng, văn bản về việc chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất của diện tích đất tăng thêm.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Trường hợp 2: Thửa đất gốc chưa được cấp Giấy chứng nhận

* Thành phần hồ sơ

– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK đối với toàn bộ diện tích của thửa đất đang sử dụng;

– Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP của thửa đất gốc.

– Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng, trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng.

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

– Trường hợp đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thì phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.

– Bản gốc Giấy chứng nhận và hợp đồng, văn bản về việc chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất được lập theo quy định của diện tích đất tăng thêm.

Trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho phần diện tích đất tăng thêm theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì nộp bản gốc Giấy chứng nhận của bên chuyển quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng, văn bản về việc chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất của diện tích đất tăng thêm.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

>>> Có thể bạn quan tâm: Phí công chứng 

2. Hồ sơ nộp trong trường hợp diện tích đất tăng thêm chưa được cấp Giấy chứng nhận

Trường hợp 1: Diện tích đất tăng thêm do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà diện tích đất tăng thêm đó có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP

* Thành phần hồ sơ

– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK đối với toàn bộ diện tích của thửa đất đang sử dụng.

– Bản gốc Giấy chứng nhận của thửa đất gốc hoặc giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP của thửa đất gốc đối với trường hợp thửa đất gốc chưa được cấp Giấy chứng nhận.

– Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP của diện tích đất tăng thêm.

– Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng, trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng.

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

– Trường hợp đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thì phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Trường hợp 2: Diện tích đất tăng thêm không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP

* Thành phần hồ sơ

– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK đối với toàn bộ diện tích của thửa đất đang sử dụng.

– Bản gốc Giấy chứng nhận của thửa đất gốc hoặc các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP của thửa đất gốc đối với trường hợp thửa đất gốc chưa được cấp Giấy chứng nhận.

– Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng, trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng.

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

– Trường hợp đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thì phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Lưu ý: Trường hợp thửa đất gốc và diện tích đất tăng thêm đã có Giấy chứng nhận thì Văn phòng đăng ký đất đai trình Sở Tài nguyên và Môi trường ký cấp Giấy chứng nhận hoặc ký cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp được ủy quyền theo quy định.

Trường hợp thửa đất gốc hoặc diện tích đất tăng thêm hoặc toàn bộ diện tích của thửa đất gốc và diện tích đất tăng thêm chưa được cấp Giấy chứng nhận thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai chuẩn bị hồ sơ để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện ký cấp Giấy chứng nhận.

Trên đây là hồ sơ cấp Sổ đỏ cho diện tích đất tăng thêm theo từng trường hợp cụ thể.  Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND cấp xã nơi có đất hoặc nộp tại bộ phận một cửa (nơi chưa có bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai).

Chúng tôi cam kết là một địa chỉ đáng tin cậy nhất tại Hà Nội trong các việc công chứng hợp đồng, giao dịch về nhà đất, cũng như tư vấn dịch vụ sang tên sổ đỏ, dịch vụ làm sổ đỏ uy tín tại Hà Nội... VPCC Nguyễn Huệ luôn đặt lợi ích và sự an toàn của khách lên hàng đầu. Với tiêu chí " Chữ tín - Chữ tâm cao hơn tất cả" và chịu trách nhiệm với việc mình làm. Trong những trường hợp chậm trễ, sai hẹn..Chúng tôi hoàn tiền lại 100% cho Quý khách.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Dịch vụ sổ đỏ nhanh, uy tín tại Hà Nội

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục

Quy trình cưỡng chế nợ thuế theo nguyên tắc nào?

Quy trình cưỡng chế nợ thuế theo nguyên tắc nào?

Tìm hiểu quy trình cưỡng chế nợ thuế 2024, các bước thực hiện, trường hợp bị cưỡng chế và nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế.