Hủy giấy ủy quyền cần lưu ý những gì để tránh rủi ro?

13/10/2023

Giấy ủy quyền là một văn bản quan trọng cho phép một cá nhân hoặc tổ chức thực hiện các hành động hoặc giao dịch thay mặt cho người khác. Tuy nhiên, trong trường hợp một trong hai bên muốn hủy giấy ủy quyền thì thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu quy trình và những điều cần lưu ý liên quan đến việc hủy giấy ủy quyền trong bài viết.

>>> Xem thêm: Công chứng ủy quyền đơn phương có cần 2 bên có mặt không? 

1. Khái niệm giấy ủy quyền

Hiện nay, việc sử dụng giấy ủy quyền được thừa nhận mà chưa có văn bản cụ thể điều chỉnh. Thông qua giấy ủy quyền, người ủy quyền chủ động ủy quyền cho người được ủy quyền đại diện mình trong việc thực hiện công việc được ghi rõ trong giấy. Điều này có thể thông qua hành vi pháp lý đơn phương của người ủy quyền.

Ngoài ra, việc lập giấy ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên để thực hiện việc ủy quyền. Nhưng thông thường việc lập giấy ủy quyền đơn phương của 01 bên.

2. Thủ tục hủy giấy ủy quyền

Bước đầu tiên, các bên có thể hủy giấy ủy quyền nếu thoả mãn một trong hai trường hợp sau:

+ Trường hợp 1: ủy quyền có thù lao. Bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện bất cứ lúc nào. Tuy nhiên phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại;

Nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào. Nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.

Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện nghĩa vụ. Nếu không báo thì nghĩa vụ với người thứ ba vẫn có hiệu lực. Trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc giao dịch ủy quyền đã bị chấm dứt.

+ Trường hợp 2: ủy quyền không có thù lao. Bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào. Nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý. Nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.

>>> Xem thêm: Phí công chứng giấy ủy quyền hiện nay là bao nhiêu?

3. Những lưu ý để tránh hậu quả sau khi hủy giấy ủy quyền

- Khi chấm dứt ủy quyền, cần tiến hành hủy bỏ văn bản gốc đã được giao cho cả 2 bên. Mỗi bên giữ một bản sao.

- Hiểu rõ về quyền của bên được ủy quyền, như đã nêu trong giấy ủy quyền và luật dân sự:

+ Yêu cầu bên được ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc theo uỷ quyền.

+ Được thanh toán các chi phí hợp lý đã chi trả để thực hiện công việc theo uỷ quyền. Nhận thù lao nếu có thoả thuận.

4. Hậu quả xảy ra khi vi phạm trong trường hợp này

* Về mặt dân sự:

- Nếu chấm dứt giấy uỷ quyền do lỗi của bên ủy quyền, bên này phải trả thù lao (nếu có) cho người nhận uỷ quyền và đền bù thiệt hại (nếu có), đồng thời thông báo trước cho người nhận uỷ quyền trong một khoảng thời gian hợp lý.

- Nếu do lỗi của bên nhận uỷ quyền, có thể mất thù lao (nếu có) và bồi thường thiệt hại (nếu có) cho người ủy quyền theo quy định. (Tham khảo Điều 170 và Điều 569 Bộ luật dân sự năm 2015)

>>> Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký cấp bản sao giấy khai sinh trực tuyến

* Về mặt hình sự:

- Nếu người được uỷ quyền cố ý làm mất tài sản liên quan đến việc được người uỷ quyền giao phó (nếu có trong giấy uỷ quyền), có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định.

Như vậy, khi chấm dứt các văn bản uỷ quyền, các bên phải tuân thủ nghĩa vụ của mình theo nội dung giấy uỷ quyền và thuộc một trong các trường hợp đã nêu. Các bên có thể thỏa thuận hủy giấy uỷ quyền hoặc bên lập đơn phương yêu cầu hủy giấy theo quy định.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy:  Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục