Hiện nay, việc làm cộng tác viên (CTV) đang rất phổ biến vì bạn có thể tự quản lý thời gian và chủ động trong việc lựa chọn công việc mà mình làm, có loại CTV mang lại mức thu nhập lên đến 200 triệu đồng mỗi tháng mà không phải bỏ vốn. Những công việc này có thể được coi là "tay không bắt giặc", bạn chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối internet. Vậy cộng tác viên là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về nghề cộng tác viên là gì và những công việc CTV đang cực phổ biến, kiếm được nhiều tiền hiện nay mà nhiều người quan tâm nhé.
>>> Nắm bắt ngay: Nghề CTV công chứng - ngành nghề tuy mới nhưng kiếm được nhiều tiền thời gian gần đây.
1. Bạn đã biết cộng tác viên là gì chưa? CTV là làm gì?
"Cộng tác viên" là một vị trí không chính thức, làm việc tự do và không bị ràng buộc bởi thời gian trong các tổ chức, doanh nghiệp. Cộng tác viên có khả năng hợp tác với nhiều doanh nghiệp và cá nhân cùng một lúc. Miễn là bạn đáp ứng KPI theo quy định. Họ không phải bỏ vốn hoặc đến trụ sở công ty hàng ngày, bị chi phối bởi các quy định và ràng buộc của doanh nghiệp. Có thể nói, CTV là công việc mà nhiều người hiện nay lựa chọn để kiếm thêm thu nhập trong thời gian rảnh của mình.
2. Cộng tác viên có được ký hợp đồng?
Hiện nay, hầu hết các hợp đồng cộng tác viên là dạng hợp đồng dịch vụ. Bên thuê dịch vụ là người nhận công việc từ CTV và CTV chính là người cung cấp dịch vụ. CTV được cho quyền lợi và phải tuân thủ các quy chế và quy trình làm việc của công ty. Ngược lại, khi doanh nghiệp tuyển dụng theo hình thức CTV, người được tuyển dụng sẽ được coi là đang làm việc theo hợp đồng lao động và loại hợp đồng lao động sẽ phụ thuộc vào thời gian ký kết của nó.
* Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, để phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động phải có một hợp đồng lao động. Vì vậy, trong trường hợp người sử dụng lao đông tuyển dụng công nhân theo dạng cơ cấu làm việc theo hợp đồng cộng tác viên được coi là một loại hợp đồng lao đông, người lao đông ký kết với công ty với tư cách là cánh cống của công ty này sẽ phải tham gia vào chương trình bảo hiểm xã hội theo quyền lợi được quyết định.
Bảo hiểm xã hội có hai dạng khác nhau. Đầu tiên, bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm nhiều chế độ quan trọng như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Thứ hai, bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ áp dụng cho các chế độ hưu trí và tử tuất.
>>> Xem thêm: Công chứng sơ yếu lý lịch xin việc làm cộng tác viên cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
3. Các loại hình CTV phổ biến nhất hiện nay
3.1. Cộng tác viên viết bài online - nghề nghiệp mới nhưng đầy tiềm năng thời kì 4.0
Cộng tác viên viết bài là một nghề đầy tiềm năng hiện nay. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp, công ty đang cần tuyển cộng tác viên viết bài theo hình thức cộng tác với mức lương hấp dẫn.
Hiện nay, có 2 hình thức làm việc chính dành cho cộng tác viên viết bài:
+ Làm online tại nhà. Bạn có thể làm từ xa (remote) thông qua các công cụ online như Zalo, Facebook hay Skype. Việc này giúp bạn dễ dàng chủ động được thời gian của bản thân hơn so với làm offline.
+ Làm việc offline tại văn phòng. Một số đơn vị, doanh nghiệp hoặc tổ chức yêu cầu cộng tác viên viết bài làm việc tại công ty từ 1 đến 2 buổi trong tuần hoặc một buổi cố định mỗi ngày. Việc làm offline sẽ thích hợp hơn với sinh viên vì sinh viên có thời gian linh hoạt hơn so với những người đi làm.
Một số công việc CTV viết bài phổ biến
+ Cộng tác viên viết bài cho báo
+ Cộng tác viên viết bài chuẩn SEO
+ Cộng tác viên viết bài cho page trên Facebook
+ Cộng tác viên viết kịch bản Youtube/Tik Tok
+ Cộng tác viên viết bài PR
+ Cộng tác viên viết blog
3.2. Cộng tác viên bán hàng online - việc nhẹ lương cao
Mua sắm trực tuyến đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ vừa qua. Nhiều doanh nghiệp đã và đang tăng cường phần bán hàng online để khai thác nguồn thu nhập này. Đương nhiên, để mở rộng kinh doanh trên toàn quốc, việc tuyển dụng nhiều CTV là điều không thể thiếu. Việc tuyển dụng cộng tác viên bán hàng online cũng tiết kiệm chi phí lương so với nhân viên chính thức. Đặc biệt, việc sử dụng cộng tác viên để thay thế cho các nhân viên làm việc fulltime. Việc này giúp giảm bớt gánh nặng chi phí thuê mặt bằng và trang thiết bị phần nào.
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng làm việc thứ 7, chủ nhật tại Hà Nội hỗ trợ chứng thực sơ yếu lý lịch khi đi xin việc.
Các công ty thường tuyển dụng cộng tác viên bán hàng online để:
+ Đăng bài bán hàng và quảng cáo lên các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, TikTok...
+ Trả lời tin nhắn từ khách hàng theo các ca sáng/trưa/chiều/tối. Việc này giúp duy trì sự tương tác và chăm sóc khách hàng hiệu quả.
+ Livestream để bán hàng trực tiếp với khách hàng.
+ Tư vấn, thuyết phục khách mua hàng thông qua nhắn tin hoặc gọi điện thoại.
+ Kiểm tra và xử lý đơn hàng từ tin nhắn để hoàn thành việc mua bán.
+ Kiểm tra thông tin và phân tích đối thủ cạnh tranh...
3.3. Cộng tác viên dịch thuật - công việc mang lại thu nhập hấp dẫn trong bối cảnh hội nhập thế giới hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ đang rất quan tâm tới công việc cộng tác viên dịch thuật. Khi bạn trở thành một CTV dịch thuật online, bạn sẽ được phân công các nhiệm vụ cụ thể do người quản lý đưa ra. Công việc của bạn có thể bao gồm dịch và biên tập các tài liệu từ nhiều ngôn ngữ khác nhau. Có thể kể tới: cộng tác viên tiếng Anh, CTV tiếng Pháp, CTV tiếng Trung Quốc, CTV tiếng Nhật, CTV tiếng Hàn... Công việc này sẽ yêu cầu bạn có kiến thức chuyên môn phù hợp theo yêu cầu của khách hàng.
Để trở thành một CTV dịch thuật chuyên nghiệp, bạn cần không ngừng trau dồi kỹ năng và kiến thức của mình. Điều này giúp bạn hoàn thiện và đạt được mức lương tốt. Đối với một Cộng tác viên dịch thuật chuyên nghiệp, bạn cần nắm vững hai loại yêu cầu: yêu cầu chuyên môn và yêu cầu về các kỹ năng mềm.
>>> Xem thêm: Hiện nay, pháp luật quy định thế nào về công chứng bản dịch hộ chiếu Trung Quốc?
3.4. Cộng tác viên tuyển dụng việc làm
Trong bối cảnh kinh doanh hiện nay đầy cạnh tranh, các doanh nghiệp luôn khát khao tìm kiếm nhân tài. Vì thế, công việc của CTV tuyển dụng thường được coi như "công việc quốc dân". Bởi vì ai cũng có thể làm công việc này. CTV tuyển dụng có thể làm việc từ xa mà không cần phải có mặt trực tiếp ở văn phòng. Đây là một công việc linh hoạt không bị ràng buộc thời gian nhưng vẫn mang lại thu nhập phù hợp nếu số lượng ứng viên giới thiệu thành công.
4. Tuyển cộng tác viên online như thế nào?
Cách tuyển đội ngũ CTV hiện nay không hề khó khăn. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các trang web tuyển dụng trực tuyến. Có thể kể tới như Vietnamworks, Careerbuilder, Indeed... Quyền lợi giữa doanh nghiệp và CTV sẽ được tự thỏa thuận. Công việc CTV chắc chắn sẽ mang lại cho CTV rất nhiều trải nghiệm quý báu.
5. CTV và những câu hỏi thường gặp
Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng thuế TNCN không?
CTV sẽ không phải đóng BHXH nếu không ký hợp đồng lao động mà ký hợp đồng dịch vụ. Tuy nhiên, để xác minh chính xác xem CTV có phải đóng bảo hiểm hay không. Bạn cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. Nếu người lao đông không muốn phải chịu các khoản bảo hiểm, nên lựa chọn ký hợp đồng dịch vụ.
>>> Xem thêm: 5 cách tìm đối tác hợp tác kinh doanh hiệu quả áp dụng cho các doanh nghiệp đều nên biết!
Cần chú ý gì khi đăng ký làm CTV online?
* Về thuận lợi:
CTV vừa có thể tăng thu nhập, tích lũy nhiều kinh nghiệm. Đồng thời phát triển được bản thân, tìm hiểu được nhiều công việc mới. Ngoài ra, CTV sẽ có nhiều cơ hội làm việc tại các công ty lớn. Ở một số doanh nghiệp, những đối tác hoàn thành tốt công việc và thể hiện tích cực sẽ được bổ nhiệm làm nhân viên chính thức sau khoảng 6 tháng làm việc. Hơn nữa, nếu bạn tự rèn luyện kỹ năng và xây dựng mạng lưới quan hệ trong quá trình làm đối tác, con đường tiến thân vào các công ty hàng đầu cũng sẽ trở nên rộng mở hơn.
* Về khó khăn:
Công việc CTV có tính chất không ổn định, không được hưởng các chế độ của nhân viên chính thức. Nguy cơ bùng tiền, thù lao là rất có thể xảy ra. Nếu không biết sắp xếp công việc hợp lý thì rất dễ bị áp lực và căng thẳng.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com