Công chứng bản dịch bao nhiêu tiền? Công chứng bản dịch ở đâu?

16/04/2023

Dịch thuật công chứng đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong thời đại hội nhập của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Vậy, để giúp khách hàng nắm rõ những thông tin về hoạt động dịch thuật công chứng, công chứng bản dịch hãy cùng VPCC Nguyễn Huệ tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Công chứng bản dịch bao nhiêu tiền? Công chứng bản dịch ở đâu?

Tìm hiểu về công chứng bản dịch là gì?

Công chứng bản dịch về bản chất chính là quá trình dịch một văn bản, giấy tờ từ Tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang Tiếng Việt và bản dịch đó phải được đóng dấu xác nhận bởi một cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Trong đó người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp quận/huyện hoặc của văn phòng công chứng phải cam kết đã dịch chính xác nội dung có trong văn bản, giấy tờ đó.

Điều kiện được công chứng bản dịch

Người yêu cầu công chứng phải xuất trình đầy đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó.

Việc dịch giấy tờ, văn bản từ Tiếng Việt sang tiếng nước ngoài (hoặc ngược lại) để công chứng là phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.

Trong trường hợp cộng tác viên phiên dịch đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm cộng tác viên thì có thể ký trước vào bản dịch; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của cộng tác viên phiên dịch với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng;


 

Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai;

Lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; họ tên người phiên dịch; chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch; chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng;

Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài để sử dụng cho giao dịch dân sự tại Việt Nam phải được Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam hoặc Bộ Ngoại giao hợp pháp hóa lãnh sự.

>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ thật giả bằng máy hiện đại

Tại sao phải công chứng bản dịch?

Một số giao dịch, hồ sơ bắt buộc phải dịch thuật công chứng. Dù không có quy định thì hồ sơ dịch thuật công chứng cũng có độ tin tưởng cao hơn. Bởi lẽ, được quy định và giám sát bởi nhà nước.

Muốn dịch thuật công chứng được, tài liệu phải có chữ ký và con dấu. Trường hợp tài liệu có nhiều trang phải đóng dấu giáp lai. Với tài liệu của các quốc gia không sử dụng con dấu thì chỉ cần chữ ký. Đối với tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan ngoại giao trước khi tiến hành dịch thuật và công chứng tư pháp. Trừ trường hợp văn bản, tài liệu của một số quốc gia được miễn hợp thức hóa theo Hiệp định tương trợ tư pháp và Hiệp định lãnh sự giữa Việt nam và quốc gia đó.

Công chứng bản dịch ở đâu?

Công chứng bản dịch được thực hiện ở các tổ chức hành nghề công chứng. Và theo Luật Công chứng năm 2014 thì tổ chức hành nghề công chứng gồm:

Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

Văn phòng công chứng: Đây chính là tổ chức hành nghề công chứng do các cá nhân đủ điều kiện thành lập, hay các tổ chức hành nghề công chứng ngoài công lập, văn phòng công chứng thành lập dưới dạng công ty hợp danh, và có từ hai thành viên hợp danh trở lên thành lập, không có thành viên góp vốn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Danh sách các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam

Công chứng bản dịch bao nhiêu tiền?

Đối với phí công chứng bản dịch thì trong Thông tư số 257/2016/TT- BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 111/2017/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài chính thì: “Phí công chứng bản dịch: 10 nghìn đồng/trang với bản dịch thứ nhất.

>>> Xem thêm các từ khóa tìm kiếm

>>> Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả

>>> Nghề cộng tác viên 

>>> Phòng công chứng - văn phòng công chứng

>>> Dịch vụ sổ đỏ nhanh uy tín nhất tại Hà Nội

>>> Phí công chứng - Phí công chứng hợp đồng đặt cọc Phí công chứng hợp đồng ủy quyền - Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất - Phí công chứng di chúc - Phí công chứng mua bán xe - Phí công chứng giấy tờ tùy thân - Phí dịch vụ sang tên sổ đỏ nhà đất Phí công chứng tại nhà - Phí công chứng ngoài trụ sở - Phí công chứng ngoài giờ hành chính - Phí công chứng hợp đồng tặng cho tài sản - Phí công chứng văn bản chia di sản thừa kế

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin mới cập nhậtTin mới cập nhật

Tư vấn là gì? Kỹ năng tư vấn giỏi

Tư vấn là gì? Kỹ năng tư vấn giỏi

Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, tư vấn đã trở thành một nghề nghiệp, một loại hình dịch vụ phổ biến. Người làm nghề tư vấn được gọi là tư vấn viên. Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu cụ thể “Tư vấn là gì?” cũng như những kỹ năng để trở thành tư vấn viên giỏi.

Học bổng là gì? Đối tượng nào được nhận học bổng?

Học bổng là gì? Đối tượng nào được nhận học bổng?

Học bổng là một trong những mục tiêu mà nhiều người hướng đến chặng đường học tập, nghiên cứu của mình. Vậy, học bổng là gì? Có những loại học bổng nào? Đối tượng nào sẽ được nhận học bổng? Mời bạn đọc tìm hiểu cụ thể trong bài viết này.

Đầu tư là gì? Phân biệt giữa đầu tư và đầu cơ

Đầu tư là gì? Phân biệt giữa đầu tư và đầu cơ

Đầu tư và đầu cơ là những khái niệm liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính. Vậy cụ thể đầu tư, đầu cơ là gì? Cách phân biệt giữa đầu tư và đầu cơ? Để giải đáp những câu hỏi này, mời bạn đọc theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.