Lập di chúc miệng có được pháp luật công nhận không?

29/05/2023

Việc lập di chúc miệng có được pháp luật công nhận hay không phụ thuộc vào quy định của quốc gia hoặc khu vực nơi bạn sống. Tuy nhiên, trong nhiều quốc gia, di chúc miệng không được coi là hợp lệ và không có giá trị pháp lý. Vậy bạn muốn biết tại Việt Nam di chúc miệng có được công nhận hay không hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Để đảm bảo di chúc của bạn được công nhận theo pháp luật, nên lập di chúc bằng văn bản và tuân theo các quy định của pháp luật về di chúc. Thường thì việc lập di chúc bằng văn bản, có sự chứng kiến của các cơ quan, tổ chức như phường, xã, cán bộ tư pháp, Công chứng viên thì đảm bảo về tính pháp lý hơn là lập di chúc miệng. 

Di chúc miệng là gì?

Theo Điều 624 và Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

- Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

- Di chúc phải được lập thành văn bản, trường hợp không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

- Khi tính mạng một người bị đe dọa (chết) và không thể lập di chúc bằng văn bản được, vậy có thể lập di chúc miệng.

Quy định của Bộ luật Dân sự 2015 di chúc phải được lập thành văn bản và người để lại di chúc chỉ được lập di chúc miệng khi rơi vào các hoàn cảnh như tai nạn, hấp hối mà không còn nhiều thời gian để lập di chúc bằng văn bản nhưng có nguyện vọng để lại di sản cho những người còn sống. >>> Xem thêm: Phí công chứng di chúc miệng bao nhiêu tiền?

Di chúc miệng khi nào thì có hiệu lực pháp luật?

Tại khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc miệng được coi là hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng.

- Ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì bản di chúc đó phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực chữ ký của người làm chứng.

Vậy, di chúc miệng hợp pháp phải đáp ứng đủ ba điều kiện nêu trên.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy:  Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

 

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục