Trong thời đại hội nhập, phát triển toàn cầu như hiện nay, số lượng người Việt Nam kết hôn, đi du học hoặc xuất khẩu lao động tại nước ngoài ngày càng tăng cao. Để thuận tiện trong việc quản lý, Nhà nước ta đã ban hành quy chế hợp thức hóa lãnh sự đối với các giấy tờ theo yêu cầu. Vậy hợp thức hóa lãnh sự là gì? Quy trình, thủ tục hợp thức hóa lãnh sự được quy định như thế nào? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng tặng cho tiền chứng minh tài chính cho con đi học - cần lưu ý vấn đề gì?
1. Hợp thức hóa lãnh sự là gì?
Hợp thức hóa lãnh sự là cách gọi khác của hợp pháp hóa lãnh sự. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP, hợp thức hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và được sử dụng tại Việt Nam.
Trước khi hợp pháp hóa lãnh sự thì giấy tờ đó cần được chính quốc gia ban hành chứng nhận lãnh sự. Vậy chứng nhận lãnh sự là gì?
Chứng nhận lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài. Đối với trường hợp ngược lại, những giấy tờ, tài liệu của nước ngoài thì luật pháp có quy định phải thực hiện theo thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự.
>>> Xem thêm: Danh sách công ty dịch thuật hỗ trợ hợp pháp hóa nhanh - lấy luôn trong ngày.
Cần lưu ý gì khi yêu cầu hợp thức hóa lãnh sự?
- Được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự mà không cần giấy ủy quyền;
- Có 03 cách nộp hồ sơ. Bạn có thể nộp trực tiếp, thông qua cơ quan ngoại vụ được ủy quyền. Hoặc nếu ở xa có thể gửi qua đường bưu điện;
- Ngôn ngữ sử dụng để hợp pháp hóa lãnh sự là tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng chính thức của nước nơi giấy tờ, tài liệu đó được sử dụng (Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-BNG);
- Phí hợp pháp hóa lãnh sự là: 30.000 đồng/lần. Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia hoặc thỏa thuận có quy định khác hoặc được miễn thu phí với tổ chức, cá nhân nước ngoài trên cơ sở quan hệ ngoại giao “theo nguyên tắc có đi có lại”. (Thông tư 157/2016/TT-BTC).
2. Những loại giấy tờ không được hợp thức hóa lãnh sự
- Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
- Các chi tiết trong bản thân giấy tờ, tài liệu có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
- Giấy tờ bị giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc đồng thời có con dấu và chữ ký không được đóng trực tiếp và ký trực tiếp trên giấy tờ, tài liệu. Con dấu, chữ ký sao chụp dưới mọi hình thức đều không được coi là con dấu gốc, chữ ký gốc.
- Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam, không phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam hoặc các trường hợp khác có thể gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục công chứng hợp đồng thuê nhà để đăng ký tạm trú cho người nước ngoài.
3. Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự
- Giấy tờ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
- Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.
- Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam hoặc của nước ngoài.
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng làm việc thứ 7, chủ nhật hỗ trợ công chứng dịch giấy tờ chưa được hợp pháp hóa lãnh sự.
4. Quy trình, thủ tục thực hiện hợp thức hóa lãnh sự
Thủ tục hợp thức hóa được chia ra 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Hợp thức hóa lãnh sự giấy tờ Việt Nam
Bước 1. Công chứng dịch thuật giấy tờ
Đầu tiên bạn có thể mang bản gốc đi dịch thuật công chứng ở công ty dịch thuật hoặc UBND cấp Quận, Huyện.
Bước 2. Chứng nhận lãnh sự
Bạn hãy truy cập vào Tờ khai online, điền đầy đủ thông tin vào tờ khai chứng nhận lãnh sự. Sau đó in ra và ký tên. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Tờ khai đã ký
- Bản gốc CCCD hoặc hộ chiếu
- Bản sao y/dịch thuật công chứng giấy tờ cần chứng nhận lãnh sự
- Bản photo giấy tờ cần chứng nhận lãnh sự
Bước 3: Thực hiện hợp thức hóa lãnh sự
Nếu bạn đang ở Việt Nam thì có thể nộp hồ sơ ở Đại sứ quán ở Hà Nội hoặc Tổng lãnh sự quán ở TP Hồ Chí Minh. Thủ tục được thông báo chi tiết ở website của ĐSQ/TLS. Thông thường hồ sơ bao gồm 1 bộ hồ sơ gốc, 1 bộ hồ sơ photo:
- CCCD/ hộ chiếu
- Bản chứng nhận lãnh sự
- Bản gốc giấy tờ cần hợp thức hóa lãnh sự
Trường hợp 2: Hợp thức hóa lãnh sự giấy tờ nước ngoài
Tương tự như hợp thức hóa lãnh sự giấy tờ Việt Nam, giấy tờ, tài liệu này sẽ cần dịch thuật công chứng sang tiếng Việt. Sau đó chứng thực lãnh sự tại nước phát hành giấy tờ đó và đến cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hợp thức hóa lãnh sự.
>>> Xem thêm: Địa chỉ hỗ trợ thủ tục hợp thức hoá lãnh sự uy tín tại Hà Nội nhanh chóng, giá rẻ.
5. Thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự ở đâu?
Cục Lãnh sự tại Hà Nội. Địa chỉ: 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội
Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ: số 6 Alexandre De Rhodes, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Cơ quan ngoại vụ địa phương. Danh sách các cơ quan ngoại vụ địa phương vui lòng xem tại: https://lanhsuvietnam.gov.vn/
Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài. Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài bao gồm: Đại sứ quán, Tổng lãnh sự, Lãnh sự…
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: ”Hợp thức hóa lãnh sự là gì? Quy trình như thế nào?”. Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích đến với bạn đọc. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng dịch thuật giấy tờ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com