Trong cuộc sống thường ngày, khi đưa ra nhận xét, đánh giá, chúng ta thường sử dụng các cụm từ như “thái độ chuyên nghiệp”, “dịch vụ chuyên nghiệp”, “tác phong chuyên nghiệp”,... Vậy, chuyên nghiệp là gì? Làm việc thế nào thì được gọi là chuyên nghiệp? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết này.
Chuyên nghiệp là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, “chuyên nghiệp” mang ý nghĩa: chuyên làm một nghề, lấy một việc, một hoạt động nào đó làm nghề chuyên môn; phân biệt với với nghiệp dư. Ví dụ: quân nhân chuyên nghiệp, diễn viên chuyên nghiệp,...
Bên cạnh đó, “chuyên nghiệp” cũng thường được sử dụng khi nhận định về tác phong, thái độ, cách thức làm việc của đối tượng nào đó. Có thể là một nhân viên, một đội nhóm hay cả doanh nghiệp,... Chẳng hạn, một người có tác phong chuyên nghiệp là người luôn đảm bảo đúng giờ, tuân thủ kỷ luật, ứng xử văn minh, làm việc năng suất,...
Có thể nói, tính chuyên nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp mang lại hiệu quả trong công việc. Đây là bệ phóng cho sự thăng tiến của cá nhân, là sức mạnh của đội nhóm và là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng uy tín, chuyên nghiệp ở Hà Nội
Làm việc thế nào được gọi là chuyên nghiệp
Không ngừng trau dồi kỹ năng, kiến thức chuyên môn
Trước tiên, người làm việc chuyên nghiệp cần phải có kiến thức chuyên môn vững vàng. Bên cạnh đó là những kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng mềm để đáp ứng yêu cầu công việc.
Trong một xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng, còn người càng cần tích lũy, bồi đắp thêm tri thức và nâng cao, rèn giũa các kỹ năng.
Làm việc có kế hoạch
Làm việc chuyên nghiệp còn thể hiện ở việc có kế hoạch làm việc rõ ràng. Việc lập kế hoạch sẽ giúp xác định mục tiêu, nội dung công việc, trình tự thực hiện cũng như dự kiến thời gian hoàn thành. Nhờ đó, con người sẽ chủ động hơn trong quá trình làm việc. Các đầu mục công việc cũng được tiến hành một cách tuần tự, hiệu quả, dễ dàng quản lý tiến độ.
Tinh thần trách nhiệm cao
Một người làm việc chuyên nghiệp chắc chắn phải là người có tinh thần trách nhiệm cao. Biểu hiện thông qua: thái độ tập trung, tự giác làm việc; luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao; sẵn sàng chịu trách nhiệm trước hành động, lời nói của mình;...
>>> Xem thêm: nghề cộng tác viên công chứng
Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm
Tính chuyên nghiệp trong công việc còn thể hiện ở chỗ: có đủ năng lực làm việc độc lập và có tinh thần hợp tác khi cần đến sức mạnh tập thể.
Khả năng làm việc độc lập là khả năng làm chủ công việc của mỗi cá nhân. Cụ thể là khả năng tự xác lập mục tiêu, lập kế hoạch rõ ràng, thu thập thông tin, chuẩn bị nguồn lực, triển khai thực hiện, báo cáo, lượng giá kết quả một cách độc lập. Khi làm việc độc lập, con người sẽ tôi rèn được bản lĩnh, khả năng ứng phó linh hoạt trước mọi tình huống.
Mặt khác, “một cây làm chẳng nên non”, chúng ta còn làm việc trong một tập thể. Khi ấy, mỗi người cần có thái độ hợp tác, tích cực tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các thành viên khác. Đích đến cuối cùng vẫn là bảo đảm hiệu quả công việc, đạt được mục tiêu chung.
Tuân thủ kỷ luật
Tinh thần kỷ luật là phẩm chất quan trọng của người làm việc chuyên nghiệp. Mỗi tổ chức, doanh nghiệp đều có những quy định, kỷ luật chung mà nhân sự phải tuân thủ. Khi tất cả mọi người cùng làm việc theo nguyên tắc sẽ đảm bảo tính đồng bộ, tạo dựng sức mạnh tập thể và nâng cao uy tín của tổ chức.
Biết cách giao tiếp và ứng xử
Bất kỳ công việc nào cũng đòi hỏi sự giao tiếp giữa các cá nhân. Trong nhiều ngành nghề, việc giao tiếp, đối thoại với khách hàng chiếm vị trí trọng yếu, quyết định sự thành bại của tổ chức, doanh nghiệp. Đối với mỗi cá nhân, giao tiếp tốt sẽ giúp tạo dựng cảm tình và cũng là lợi thế trong việc học hỏi, nắm bắt các thông tin, cơ hội để thực hiện tốt công việc.
Giao tiếp luôn được xem là chìa khóa vàng của sự thành công. Kỹ năng giao tiếp tốt và ứng xử có văn hóa nơi công sở là phẩm chất cần phải rèn luyện để trở thành một người làm việc chuyên nghiệp.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã trả lời được câu hỏi “chuyên nghiệp là gì” cũng như nắm bắt được những tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp khi làm việc.
Mọi thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com