Khi mang thai, việc nghỉ thai sản vừa là để bảo vệ sức khỏe người mẹ cũng để bảo vệ cho em bé trong bụng. Tuy nhiên, sau khi nghỉ thai sản có được quay trở lại công việc không là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Nhiều sản phụ sau khi sinh đẻ thường muốn xin nghỉ thêm một khoảng thời gian sau thai sản để dành thời gian chăm sóc cho con cái hoặc vì một lý do khác. Tuy nhiên, việc này thường phải tuân theo quy định của công ty và quyền lợi lao động của bạn. Trong bài viết này, hãy cùng VPCC Nguyễn Huệ tìm hiểu thêm ngay trong bài viết dưới đây nhé.
>>> Tìm hiểu thêm: Đăng kí làm sổ đỏ online cần chuẩn bị bao nhiêu tiền? Hồ sơ gồm những gì
1. Nghỉ thai sản xong có thể tiếp tục xin nghỉ không lương được không?
Khoản 3 Điều 139 Bộ luật Lao động, sau thời gian nghỉ thai sản, người lao động có thể tiếp tục nghỉ một khoảng thời gian không hưởng lương sau khi đã thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Tức là, để được phép nghỉ không lương sau khi kết thúc thời gian thai sản, người lao động cần phải có sự chấp thuận từ phía người sử dụng lao động. Trước khi kết thúc nghỉ thai sản, người lao động cần tự liên hệ với người sử dụng lao động. Nếu được chấp thuận, người lao động có thể tiếp tục nghỉ mà chưa cần quay lại công việc.
Ngược lại, trong trường hợp người sử dụng lao động không chấp thuận yêu cầu này, người lao động đã hoàn thành thai sản sẽ không được phép tiếp tục nghỉ không lương và cần phải trở lại công việc ngay lập tức.
Theo Điều 30 Luật Lao động, việc nghỉ thai sản không được coi là tạm hoãn hợp đồng lao động. Do đó, trong quá trình nghỉ thai sản, hợp đồng lao động vẫn còn hiệu lực. Người lao động vẫn phải tuân thủ theo quyền quản lý của doanh nghiệp.
2. Nghỉ thai sản xong được nghỉ không lương thêm bao lâu?
Sau khi hoàn thành nghỉ thai sản, người lao động có thể tiếp tục nghỉ không lương mà không bị giới hạn thời gian. Thời gian nghỉ không lương sau thai sản sẽ được quyết định bằng sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tùy theo sự ràng buộc mà sẽ không có sự hạn chế về số ngày tối thiểu hoặc tối đa.
>>> Có thể bạn chưa biết: Thủ tục chứng thực chữ ký cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ gì? Mất thời gian bao lâu?
Người lao động được phép nghỉ không lương trong khoảng thời gian đã thoả thuận. Trong suốt thời gian nghỉ không lương, nhân viên sẽ không được hưởng các quyền lợi. Bao gồm làm việc từ 14 ngày trở lên trong một tháng mà không cần phải đóng bảo hiểm (theo khoản 2 Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội), hoặc được cấp phép năm khi đã vượt quá một tháng liên tục nghỉ không lương (theo khoản 4 Điều 65 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP),...
3. Công ty không đồng ý mà vẫn tự nghỉ không lương bị xử lý thế nào?
Khi người lao động muốn nghỉ thai sản, hợp đồng lao động vẫn được tiếp tục. Vì vậy, sau khi kỳ nghỉ thai sản kết thúc, người lao động buộc phải trở lại công việc. Nếu người lao động tự ý nghỉ mà không xin phép thì sẽ bị coi là hành vi bỏ việc tự ý và không có lý do chính đáng.
Số ngày nghỉ mà người lao động có thể bị chấm dứt hợp đồng hoặc bị kỷ luật sa thải tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể:
Nếu người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng trong khoảng từ 05 ngày làm việc liên tiếp trở lên: Công ty có quyền chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần thông báo trước (theo điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao Động 2019).
>>> Tìm hiểu thêm: Công chứng giấy ủy quyền đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân ở đâu uy tín? Chuẩn bị những giấy tờ gì?
Nếu người lao động tự ý bỏ việc trong khoảng từ 05 ngày tính liên tục trong vòng 30 ngày hoặc 20 ngày tính liên tục trong vòng 365 ngày kể từ ngày đầu tiên bỏ việc mà không có lý do chính đáng: Công ty có quyền sa thải người lao động (theo khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao Động 2019).
Trong trường hợp bị sa thải, công ty phải tiến hành một cuộc họp để xử lý vi phạm luật lao động.
Trên đây là giải đáp về vấn đề “Tiếp tục xin nghỉ không lương sau thời gian nghỉ thai sản được không?” Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>>> Di chúc có dễ bị giả mạo không? Công chứng di chúc theo đúng quy định pháp luật.
>>> Bạn đã biết cách đọc sổ đỏ đúng hay chưa? Cách đọc thông tin sổ đỏ theo đúng quy định pháp luật.
>>> Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo đúng quy định pháp luật? Cần chuẩn bị các giấy tờ gì?
>>> Văn phòng nào làm thủ tục làm sổ đỏ thừa kế? Làm trong bao lâu thì xong?
>>> Sử dụng thẻ Đảng viên cần lưu ý những gì?