Trong lĩnh vực thuế, "thanh tra" và "kiểm tra thuế" là hai khái niệm phổ biến nhưng có sự khác biệt cơ bản về cách thức hoạt động, mục tiêu và phạm vi công việc. Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu sự khác nhau cơ bản giữa thanh tra và kiểm tra thuế ngay trong bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: Có cần cung cấp giấy khai sinh để thực hiện thủ tục làm sổ đỏ thừa kế?
1. Sự khác nhau cơ bản giữa thanh tra và kiểm tra thuế
1.1. Sự khác nhau về phạm vi giữa thanh tra và kiểm tra thuế
Thanh tra thuế:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
- Người khiếu nại, tố cáo về việc vi phạm thuế.
- Các trường hợp chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hóa.
- Người nộp thuế được thanh tra theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. Kết luận của Thanh tra nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền khác.
Kiểm tra thuế:
- Kiểm tra từ hồ sơ thuế.
- Kiểm tra trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
- Kiểm tra hoàn thuế.
- Kiểm tra theo kế hoạch và chuyên đề đã được lập.
- Kiểm tra theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền khác.
- Kiểm tra đối với người nộp thuế khi có các biến đổi: chia tách, sáp nhập, hợp nhất; chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; giải thể; chấm dứt hoạt động; cổ phần hóa; chấm dứt hiệu lực mã số thuế; chuyển địa điểm kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý.
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng nhận công chứng hồ sơ, giấy tờ T7, CN lấy ngay.
- Kiểm tra đột xuất bao gồm:
+ Kiểm tra theo tố cáo.
+ Kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên.
+ Kiểm tra theo yêu cầu của người nộp thuế
+ Kiểm tra trước khi hoàn thuế.
+ Kiểm tra theo sau khi đã kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế.
+ Các trường hợp kiểm tra đột xuất khác.
1.2. Sự khác nhau cơ bản về mục đích giữa thanh tra và kiểm tra thuế
- Thanh tra thuế: Việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế sẽ được đánh giá; thông tin và dữ liệu liên quan đến người nộp thuế sẽ được xác minh, thu thập và phân tích
- Kiểm tra thuế: Để đảm bảo tính đầy đủ và chính xác của các thông tin và chứng từ trong hồ sơ thuế. Hoặc để đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp, các hoạt động kiểm tra sẽ được tiến hành.
1.3. Thời gian
Thanh tra thuế:
- Trong trường hợp thanh tra thuế, thời gian thực hiện sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên nếu do Tổng cục Thuế tiến hành, thời gian tối đa là 45 ngày làm việc. Đối với cuộc thanh tra do Cục Thuế tiến hành, thời gian tối đa là 30 ngày làm việc.
Trong trường hợp cần thiết gia hạn thời gian thanh tra, chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tổng thời gian thanh tra (bao gồm cả gia hạn) của cuộc thanh tra do Tổng cục Thuế tiến hành không được quá 70 ngày làm việc.
- Tổng thời gian thanh tra (bao gồm cả gia hạn) của cuộc thanh tra do Cục Thuế tiến hành không được quá 45 ngày làm việc.
>>> Xem thêm: Công chứng giấy ủy quyền cho con đi nước ngoài có cần thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự?
Kiểm tra thuế:
Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra. Tuy nhiên không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế.
Thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế.
1.4. Quy mô
- Thanh tra thuế: Có quy mô rộng hơn, có thể sẽ thanh tra số liệu kế toán ghi trong Quyết định thanh tra và thanh tra những số liệu kế toán từ những đợt kiểm tra trước.
- Kiểm tra thuế: Chỉ kiểm tra số liệu kế toán trong kỳ kiểm tra ghi trong Quyết định kiểm tra đó.
1.5. Cơ quan có thẩm quyền
- Thanh tra thuế: Tổng cục Thuế, Cục Thuế
- Kiểm tra thuế: Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế, Vụ, Phòng, Đội được giao chức năng, nhiệm vụ kiểm tra thuế thuộc cơ quan thuế các cấp.
2. Quy trình thanh tra thuế theo quy định mới nhất
Bước 1: Chuẩn bị và quyết định về thanh tra
1.1. Tập hợp tài liệu và phân tích xác định nội dung cần thanh tra
Theo kế hoạch thanh tra hàng năm, Lãnh đạo của Bộ phận Thanh tra giao cho các công chức thanh tra nhiệm vụ tập hợp tài liệu, phân tích và xác định rõ ràng nội dung cần được kiểm tra trong quá trình thanh tra dựa trên việc khi thác thông tin từ các tài liệu đã có sẵn tại cơ quan thuế như: hồ sơ đăng ký, khai báo, nộp thuế và báo cáo sử dụng hóa đơn của người nộp thuế.
1.2. Ban hành quyết định về thanh tra
Dựa trên kết quả xác định nội dung cần kiểm tra, Lãnh đạo của Bộ phận Thanh tra lập kế hoạch thành lập Đoàn Thanh tra. Bao gồm: Trưởng Đoàn Thanh tra, các thành viên của Đoàn, Phó trưởng đoàn thanh tra (nếu cần thiết). Sau đó trình lên Lãnh đạo của cơ quan thuế để được phê duyệt Quyết định về việc thanh tra.
1.3. Thông báo việc công bố quyết định thanh tra
Ngay sau khi Quyết định về thanh tra được ban hành, Trưởng Đoàn Thanh tra thông báo cho người đại diện của người nộp thuế về kế hoạch công bố quyết định thanh tra gồm thời gian và thành phần tham dự công bố.
>>> Xem thêm: Cách tạo sơ yếu lý lịch hiệu quả cho cộng tác viên - gửi đâu trúng đó, dễ dàng nhận việc
Bước 2: Tiến hành thanh tra
2.1. Công bố Quyết định về thanh tra thuế
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày ký Quyết định về thanh tra, Trưởng Đoàn Thanh tra công bố Quyết định tới người nộp thuế. (Trừ khi có trường hợp để hoãn hoặc hủy bỏ cuộc thanh tra)
Việc công bố Quyết định về thanh tra phải được ghi chép thành biên bản. Biên bản này phải được Trưởng Đoàn Thanh tra và người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế ký xác nhận theo mẫu.
Thời hạn sẽ được tính từ ngày công bố Quyết định đến ngày kết thúc cuộc thanh tra.
>>> Xem thêm: Cần nắm bắt những giấy tờ và quy trình khi bị kiểm tra thuế đột xuất tại doanh nghiệp
2.2. Tiến hành thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế
* Yêu cầu cung cấp hồ sơ và tài liệu có liên quan
Trưởng Đoàn Thanh tra và các thành viên của Đoàn Thanh tra yêu cầu người nộp thuế cung cấp các hồ sơ và tài liệu có liên quan đến nội dung mà cuộc thanh tra muốn kiểm tra. Bao gồm sổ kế toán, chứng từ kế toán, giải trình báo cáo tài chính,...
Ngoài ra, cần các tài liệu, hồ sơ đăng ký, khai báo, nộp thuế, báo cáo sử dụng hóa đơn. Khi ấy Đoàn Thanh tra chỉ việc khai thác và xem xét tại cơ quan thuế.
* Tiến hành kiểm tra và so sánh số liệu
Đoàn Thanh tra kiểm tra các sổ kế toán, hồ sơ và tài liệu do người nộp thuế cung cấp và so sánh với các hồ sơ khai thuế đã gửi cho Cơ quan Thuế để:
- Kiểm tra, so sánh các tài liệu do người nộp thuế cung cấp với các tài liệu hiện có tại Cơ quan Thuế.
- So sánh số liệu ghi chép trên chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo giải trình nhằm phát hiện ra những sai khác trong việc khai báo hoặc tính toán so với Hồ sơ khai thuế.
- So sánh với các điều khoản của Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành từng thời kỳ để xác định mức độ tuân thủ của người nộp thuế đối với quy định của pháp luật thuế.
- Sử dụng kiến thức chuyên môn để tiến hành thanh tra các nội dung cần được kiểm tra.
* Lập biên bản thanh tra
Biên bản thanh tra được lập thành 03 bản: người nộp thuế 01 bản, Đoàn Thanh tra 01 bản và Cơ quan Quản lý Thuế trực tiếp người nộp thuế 01 bản. Biên bản này được ký xác nhận giữa Trưởng Đoàn thanh tra và người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế theo mẫu đã có sẵn.
Khi cuộc thanh tra kết thúc, trong trường hợp người nộp thuế không ký Biên bản thanh tra, Trưởng Đoàn Thanh tra phải lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính và gửi cho Lãnh đạo Bộ phận Thanh tra để ban hành Quyết định về việc xử lý vi phạm hành chính, và cùng lúc thông báo yêu cầu người nộp thuế ký Biên bản thanh tra.
Nếu người nộp thuế vẫn không ký Biên bản thanh tra, trong khoảng thời gian tối đa không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày công bố công khai Biên bản thanh tra, Lãnh đạo cơ quan thuế sẽ ban hành Quyết định xử lý vi phạm về thuế, xác định mức xử phạt và kết luận cuộc thanh tra theo nội dung đã được ghi trong Biên bản thanh tra.
>>> Xem thêm: Thông tin địa chỉ phòng Địa chính quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Như vậy, trên đây là sự khác nhau cơ bản giữa Thanh tra và Kiểm tra thuế. Hy vọng bài viết đã mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com