Trong cuộc chiến chống tham nhũng và lãng phí, việc tố cáo có thể đối mặt với nhiều rủi ro và áp lực. Vậy hiện nay, pháp luật quy định thế nào về các biện pháp bảo vệ người tố cáo tham nhũng? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: Bố mẹ làm dịch vụ sang tên sổ đỏ tặng cho cho con cái có mất thuế không?
1. Quy định về các biện pháp bảo vệ người tố cáo tham nhũng
Thông tư gồm 12 điều, quy định những người được bảo vệ là những người tố cáo về hành vi tham nhũng gồm:
- Những người đã tố cáo về hành vi tham nhũng và lãng phí;
- Vợ chồng, cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi, con ruột và con nuôi của những người đã tố cáo về hành vi tham nhũng và lãng phí.
Tuy nhiên, nếu các đối tượng trên đang sống, làm việc hoặc học tập ở nước ngoài mà không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo Thông tư này.
Những đối tượng trên sẽ được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm. Điều này chỉ áp dụng khi việc bảo vệ liên quan trực tiếp đến việc tố cáo về hành vi tham nhũng và lãng phí.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục cấp Sổ đỏ đất dự án, sổ hồng chung cư từ 20/5/2023
* Các biện pháp được áp dụng để bảo vệ người tố cáo tham nhũng gồm:
- Đưa người được bảo vệ đến nơi an toàn.
- Sắp xếp các lực lượng, phương tiện và công cụ cần thiết để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm của người được bảo vệ ở nơi cần thiết.
- Áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn hoặc xử lý những hành vi xâm hại hoặc đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm của người được bảo vệ.
- Yêu cầu người có hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm của người được bảo vệ chấm dứt hành vi vi phạm.
- Áp dụng các biện pháp khác.
2. Trường hợp nào người tố cáo không được bảo vệ?
Theo Điều 4 dự thảo, những người tố cáo hành vi tham nhũng phải tự chịu trách nhiệm về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của mình nếu không chấp hành các nghĩa vụ sau đây:
- Chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ;
- Giữ bí mật thông tin về việc được bảo vệ;
- Thông báo kịp thời đến cơ quan áp dụng biện pháp bảo vệ về những vấn đề phát sinh trong thời gian được bảo vệ.
Do đó, nếu người tố cáo vi phạm ba yêu cầu trên, họ sẽ phải tự chịu trách nhiệm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm của chính mình.
>>> Có thể bạn quan tâm: Những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam mà ba mẹ nên lưu ý!
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com