Chứng nhận VietGAP đã ra đời để đáp ứng nhu cầu đảm bảo chất lượng an toàn của sản phẩm sử dụng. Vậy VietGAP là gì? Các tiêu chí cần có để được cấp giấy chứng nhận VietGAP là gì? Bài viết sau sẽ cho bạn câu trả lời.
>>> Xem thêm: Địa chỉ công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất uy tín, chất lượng, tiết kiệm thời gian.
1. VietGAP là gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT sửa đổi tại Thông tư 06/2018/TT-BNNPTNT có định nghĩa:
VietGAP là một tiêu chuẩn hay quy phạm quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam do Bộ NN & PTNT ban hành đối với sản phẩm trong lĩnh vực thủy sản, chăn nuôi.
Chứng nhận VietGAP là những hoạt động đánh giá và xác nhận của tổ chức chứng nhận VietGAP đối với các sản phẩm được sản xuất phù hợp với các tiêu chí và yêu cầu của VietGAP.
2. Các hình thức đánh giá
Việc đánh giá chứng nhận VietGAP sẽ do tổ chức chứng nhận VietGAP đảm nhận và được nhà nước có thẩm quyền chỉ định theo Điều 14 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT gồm có:
- Đánh giá lần đầu: Áp dụng sau khi các cơ sở sản xuất ký kết hợp đồng chứng nhận VietGAP
- Đánh giá hành động khắc phục: Khi chưa đủ điều kiện được cấp hoặc duy trình hoặc mở rộng giấy chứng nhận VietGAP
- Đánh giá lại: Áp dụng với cơ sở sản xuất yêu cầu được cấp lại giấy chứng nhận VietGAP
- Đánh giá giám sát định kỳ: Sau khi được cấp giấy chứng nhận VietGAP
Lưu ý: Đánh giá đột xuất được thực hiện đối với các trường hợp sau:
Khi có khiếu nại về việc cơ sở sản xuất đã không tuân thủ theo các quy định của VietGAP.
Khi có phát hiện các sản phẩm được chứng nhận VietGAP không còn đảm bảo được chất lượng.
Khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước.
3. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận VietGAP
Để đạt được chứng nhận VietGAP theo Tiêu chuẩn quốc gia số TCVN 11892-1:2017 về Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP)
- Đối với trồng trọt, các tổ chức sản xuất cần đạt được 4 điều kiện sau:
Về kỹ thuật sản xuất
Về môi trường làm việc
Về an toàn thực phẩm
Về nguồn gốc sản phẩm
4. Thủ tục cấp giấy chứng nhận VietGAP
Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ theo Điều 7 trong Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT gồm các giấy tờ:
Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP theo mẫu được cung cấp trong Thông tư.
Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư
Sổ tay chất lượng được ban hành phù hợp với TCVN 7451: 2014
Mẫu giấy chứng nhận VietGAP của tổ chức sản xuất
Kết quả hoạt động chứng nhận đã được thực hiện trong lĩnh vực muốn đăng ký (Nếu có),...
>>> Xem thêm: Địa chỉ văn phòng công chứng quận Cầu Giấy chi phí hợp lý tại Hà Nội.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho các cơ quan cung cấp chứng nhận VietGAP tại Điều 4 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT.
Tổng cục Thủy sản: cấp chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực thủy sản
Cục Chăn nuôi: cấp chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực chăn nuôi
Bước 3: em xét và hướng dẫn tổ chức sản xuất bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
Bước 4: Thành lập đoàn đánh giá
Bước 5: Gửi báo cáo đánh giá về lại cho cơ quan chỉ định.
Nếu kết quả đánh giá của cơ sở sản xuất không đủ điều kiện, cơ quan chỉ định sẽ thông báo và nêu rõ lý do.
5. Một số câu hỏi thường gặp
5.1. Tại sao phải có giấy chứng nhận VietGap?
Để đảm bảo được sự an toàn, chất lượng của sản phẩm cũng như sức khỏe của người tiêu dùng.
Thương hiệu của doanh nghiệp, tổ chức, giúp cho người tiêu dùng yên tâm, tin dùng sản phẩm của
5.2. Giấy chứng nhận VietGap có hiệu lực trong bao lâu?
Theo Điều 17 trong Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT có quy định giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 02 năm kể từ ngày cấp và được gia hạn tối đa 3 tháng đối với trường hợp cơ sở sản xuất đã được cấp giấy nhưng không có nhu cầu tiếp tục đăng ký cấp lại sau khi hết hạn.
>>> Xem thêm: Công ty Luật TNHH Sao Việt: Giới thiệu lĩnh vực hoạt động
Như vậy, trên đây là thông tin của chúng tôi về vấn đề chứng nhận VietGap và những điều cần biết. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com