Công chứng di chúc

Di chúc là gì? Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Di chúc bằng văn bản

  1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
  2.  Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
  3. Di chúc bằng văn bản có công chứng;
  4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (Điều 655 – BLDS 2014)

Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân thủ các quy định sau:

  1. Di chúc phải ghi rõ
  1. Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  2. Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  3. Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  4. Di sản để lại và nơi có di sản;
  5. Việc chỉ định người thực hiện và nghĩa vụ.
  1. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Điều 656 – BLDS 2014 2014)

Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước măt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân thủ các quy định sau:

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc trừ những người sau đây:

  1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
  2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
  3. Người chưa đủ 18 tuổi, người không có năng lực và hành vi dân sự.

Di chúc miệng

  1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
  2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sang suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Di chúc có công chứng hoặc chứng thực (Điều 657 – BLDS 2014)

Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc

Thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân thú các quy định sau:

  1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Cuối cùng, công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban cấp xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc.
  2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoăc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc (Điều 662 – BLDS 2014)

  1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cư lúc nào.
  2. Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
  3. Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

Di chúc chung của vợ, chồng (Điều 664 – BLDS 2014)

Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung

  1. Vợ, chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.
  2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.

Lưu giữ di chúc (Điều 665 – BLDS 2014)

  1. Người lập di chúc có quyền yêu cầu cơ quan công chứng lưu trữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.
  2. Trong trường hợp cơ qaun công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của pháp luật về công chứng.
  3. Cá nhân giữ bản di chúc có các nghĩa vụ sau đây:
  1. Giữ bí mật nội dung di chúc;
  2. Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;
  3. Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản có chữ ký của người giao, người nhận trước sự có mặt của hai người làm chứng.

Hiêu lực pháp luật của di chúc (Điều 667 – BLDS 2014)

  1. Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.
  2. Di chúc có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau:
  1. Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
  2. Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.

  1. Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu si sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho ngời thừa kế chỉ còn một  phần thì phần di chúc về di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
  2. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.
  3. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.

Hiệu lưc pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng (Điều 668 – BLDS 2014)

Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.

Thủ tục công chứng di chúc

  1. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên đến lập di chúc tại nhà.
  2. Thủ tục lập di chúc tại nhà tiến hành như thủ tục lập di chúc tại Ủy ban nhân xã, phường, thị trấn.

Trên đây là bài viết của văn phòng công chứng Nguyễn Huệ về Di chúc bằng văn bản và di chúc miệng. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc đang tìm hiểu kiến thức pháp luật về di chúc.

Mọi thông tin liên hệ theo địa chỉ dưới đây:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: Số 165 phố Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

Hotline : 0966.22.7979 - 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Văn bản công chứng khácVăn bản công chứng khác