Tư vấn là gì? Kỹ năng tư vấn giỏi

18/08/2022

Khi xuất hiện những vướng mắc hoặc phân vân giữa nhiều lựa chọn, chúng ta thường sẽ tìm đến người có khả năng tư vấn nhằm tìm ra phương hướng, câu trả lời. Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, tư vấn đã trở thành một nghề nghiệp, một loại hình dịch vụ phổ biến. Người làm nghề tư vấn được gọi là tư vấn viên. Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu cụ thể Tư vấn là gì? cũng như những kỹ năng để trở thành tư vấn viên giỏi. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Văn phòng công chứng thứ 7 và chủ nhật

Tư vấn là gì?

Theo từ điển Hoàng Phê, “tư vấn là góp ý kiến về những việc được hỏi đến, nhưng không có quyền quyết định”. 

Theo từ điển Cambridge, tư vấn (consulting) là việc đưa ra lời khuyên có tính chuyên môn về một lĩnh vực cụ thể. 

Có ý kiến thì cho rằng, tư vấn là một tiến trình tương tác nhằm giúp thân chủ hiểu được vấn đề của mình và khơi dậy tiềm năng để thân chủ tự giải quyết vấn đề đó.

Nhìn chung, hoạt động tư vấn thiên về tính chất một chiều bởi việc đưa ra quyết định cuối cùng vẫn thuộc về đối tượng được tư vấn. Tuy nhiên, tầm quan trọng của hoạt động này là không thể phủ nhận. Tư vấn sẽ giúp đối tượng được tư vấn trở nên thông suốt hơn. Nhờ những gợi ý, đóng góp, tham mưu từ quá trình tư vấn mà họ sẽ có thể cân nhắc đưa ra hướng giải quyết, phương án phù hợp nhất. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Kế toán là gì?

Tiềm năng của nghề tư vấn 

Chúng ta dễ dàng bắt gặp hoạt động tư vấn trong mọi ngóc ngách của đời sống. Chẳng hạn như: tư vấn bán hàng, tư vấn tài chính, tư vấn giáo dục, tư vấn pháp luật, tư vấn tâm lý, tư vấn hướng nghiệp,... 

Các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn giờ đây cũng dành sự quan tâm nhất định tới dịch vụ tư vấn chiến lược marketing, tư vấn phát triển hoạt động kinh doanh, tư vấn nhân lực/tuyển dụng,...

Đây chính là cơ hội rộng mở cho những ai muốn đi theo con đường trở thành tư vấn viên chuyên nghiệp. 

Lộ trình nghề nghiệp sẽ đi từ nhân viên tư vấn, chuyên viên tư vấn đến chuyên gia tư vấn. Khi đã có thâm niên và uy tín trong nghề, bạn sẽ càng có khả năng gia tăng thu nhập tương xứng với năng lực cũng như có được các mối quan hệ chất lượng.

Những tiêu chí để trở thành tư vấn viên giỏi

Tùy từng lĩnh vực mà sẽ có những yêu cầu cụ thể đối với tư vấn viên. Nhưng về cơ bản, một người tư vấn giỏi cần hội tụ những tố chất sau: 

Về kỹ năng

  • Kỹ năng giao tiếp và truyền đạt thông tin. Với tính chất công việc là thường xuyên trao đổi với khách hàng, việc có được kỹ năng giao tiếp tốt là chìa khóa dẫn đến những cuộc đối thoại chất lượng. 
  • Biết cách lắng nghe, thấu hiểu; có khả năng thuyết phục, nắm bắt tâm lý khách hàng. Từ đó tạo dựng niềm tin - sự tín nhiệm.
  • Khả năng ứng biến linh hoạt, giải quyết hiệu quả các vấn đề phát sinh.
  • Khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm; chịu được áp lực công việc.

Về kiến thức

  • Cần có kiến thức chuyên môn vững vàng về lĩnh vực mà mình tư vấn.
  • Có hiểu biết nhất định về kiến thức xã hội, các lĩnh vực liên quan. 
  • Nên trang bị thêm kỹ năng ngoại ngữ để mở rộng tệp khách hàng tiềm năng. 

Về nguyên tắc đạo đức

  • Nguyên tắc giữ bí mật các thông tin được chia sẻ từ khách hàng.
  • Nguyên tắc tôn trọng khách hàng, tuân thủ các chuẩn mực đạo đức của xã hội.
  • Nguyên tắc trung thực, khách quan. 

Mỗi tư vấn viên nên tiếp cận công việc bằng sự nhiệt huyết và lòng yêu nghề. Không ngừng trau dồi và tích lũy kinh nghiệm, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề của khách hàng một cách hiệu quả. Đây là cách để giữ chân khách hàng cũ, đồng thời thu hút các khách hàng mới tìm đến.  

>>> Xem thêm: Nghề cộng tác viên công chứng 

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã có thể trả lời câu hỏi “tư vấn là gì?”. Đồng thời nắm bắt được những yêu cầu đối với một tư vấn viên chuyên nghiệp. 

Mọi thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ: 

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin mới cập nhậtTin mới cập nhật

MUA BÁN NHÀ ĐẤT

MUA BÁN NHÀ ĐẤT

Nhà đất là một trong những tài sản giá trị lớn, là nơi an cư lâu dài và cũng là một khoản “đầu tư” quan trọng đối với mỗi người. Việc hiểu biết những kiến thức cơ bản khi mua bán nhà đất là một trong ...

Phí công chứng mới cập nhật 2024, [tổng hợp các loại phí hợp đồng, giao dịch]

Phí công chứng mới cập nhật 2024, [tổng hợp các loại phí hợp đồng, giao dịch]

Hiện nay, phí công chứng được áp dụng chung đối với phòng công chứng và văn phòng công chứng. Vậy, công chứng hết bao nhiêu tiền? Biểu phí công chứng mới nhất năm 2023. Trách nhiệm nộp phí công chứng của cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng? Bài viết dưới đây, sẽ trả lời tất cả các câu hỏi thắc mắc trên của các bạn.