Trường hợp nào công chứng viên được quyền từ chối công chứng?

11/11/2024

Công chứng viên có quyền từ chối công chứng không? Nếu được thì trong những tình huống nào? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. 

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng thứ 7 chủ nhật tại Hà Nội - Hỗ trợ ông chứng lấy ngay sau 5 phút.

1. Công chứng viên có quyền được từ chối công chứng không?

Theo khoản 1 Điều 17 Luật Công chứng 2014, công chứng viên có các quyền sau đây:

- Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng;

- Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng;

- Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định Luật Công chứng 2014;

từ chối công chứng

- Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện việc công chứng;

- Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;

- Các quyền khác theo quy định Luật Công chứng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, công chứng viên được quyền được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất có bắt buộc phải có mặt 2 bên?

2. Trường hợp nào công chứng viên được quyền từ chối công chứng?

Theo Luật Công chứng 2014, công chứng viên được quyền từ chối công chứng nếu thuộc các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1. Công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không thể tự nhận thức, làm chủ hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Khi đó, công chứng viên có quyền đề nghị người lập di chúc làm rõ trường hợp này. Nếu không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó.

(Khoản 2 Điều 56 Luật Công chứng 2014)

Trường hợp 2. Công chứng viên có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, giữa các bên giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép hoặc có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng; đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả rõ ràng.

Trong trường hợp này, công chứng viên có quyền đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, sau đó công chứng viên sẽ tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định. Nếu không làm rõ được các căn cứ nêu trên thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

(Khoản 5 Điều 40 Luật Công chứng 2014)

từ chối công chứng

Trường hợp 3. Khi kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch mà trong hợp đồng, giao dịch có các điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc đối tượng không đúng quy định thì công chứng viên sẽ chỉ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

(Khoản 6 Điều 40 Luật Công chứng 2014)

>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ tặng cho nhà đất cho bố mẹ hết bao nhiêu tiền?

3. Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên

Cá nhân sẽ không được bổ nhiệm công chứng viên nếu thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 13 Luật Công chứng 2014, cụ thể như sau:

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý.

- Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.

- Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.

Kết luận: Trên đây là quy định giải đáp thắc mắc về vấn đề: “Trường hợp nào công chứng viên được quyền từ chối công chứng?”  Nếu bạn đọc còn thắc mắc hay chưa rõ cần được hỗ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ đến tổng đài Hotline: 0966.22.7979 để được hỗ trợ.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy:  Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục

Quy trình cưỡng chế nợ thuế theo nguyên tắc nào?

Quy trình cưỡng chế nợ thuế theo nguyên tắc nào?

Tìm hiểu quy trình cưỡng chế nợ thuế 2024, các bước thực hiện, trường hợp bị cưỡng chế và nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế.