Quy định về kháng cáo và thời hạn kháng cáo bản án, quyết định của toà án

16/08/2022

Kháng cáo là một trong những quyền quan trọng của người tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính hay tố tụng hình sự. Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu cụ thể quy định về kháng cáo cũng như thời hạn kháng cáo bản án, quyết định của tòa án.

Kháng cáo là gì? 

Kháng cáo là hành vi tố tụng sau khi xét xử sơ thẩm. Nếu đương sự và những chủ thể khác được pháp luật quy định không đồng ý với phán quyết của Tòa án thì có quyền yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.

>>> Xem thêm: Phân biệt kháng cáo và kháng nghị

Quy định về kháng cáo 

Người có quyền kháng cáo trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính

Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Trong tố tụng hình sự, người có quyền kháng cáo gồm: 

  •  Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
  • Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
  • Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
  • Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

Người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo

Nội dung chính cần có trong đơn kháng cáo: 

  • Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
  • Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
  • Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng uy tín tại Hà Nội

Thời hạn kháng cáo bản án, quyết định của toà án

Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.

Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.

Trên đây là quy định về kháng cáo và thời hạn kháng cáo bản án, quyết định của toà án. Hy vọng bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích. 

Mọi thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ: 

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin mới cập nhậtTin mới cập nhật

Tư vấn là gì? Kỹ năng tư vấn giỏi

Tư vấn là gì? Kỹ năng tư vấn giỏi

Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, tư vấn đã trở thành một nghề nghiệp, một loại hình dịch vụ phổ biến. Người làm nghề tư vấn được gọi là tư vấn viên. Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu cụ thể “Tư vấn là gì?” cũng như những kỹ năng để trở thành tư vấn viên giỏi.

Học bổng là gì? Đối tượng nào được nhận học bổng?

Học bổng là gì? Đối tượng nào được nhận học bổng?

Học bổng là một trong những mục tiêu mà nhiều người hướng đến chặng đường học tập, nghiên cứu của mình. Vậy, học bổng là gì? Có những loại học bổng nào? Đối tượng nào sẽ được nhận học bổng? Mời bạn đọc tìm hiểu cụ thể trong bài viết này.

Đầu tư là gì? Phân biệt giữa đầu tư và đầu cơ

Đầu tư là gì? Phân biệt giữa đầu tư và đầu cơ

Đầu tư và đầu cơ là những khái niệm liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính. Vậy cụ thể đầu tư, đầu cơ là gì? Cách phân biệt giữa đầu tư và đầu cơ? Để giải đáp những câu hỏi này, mời bạn đọc theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.