Do giá cả thấp hơn nên hiện nay, nhà ở xã hội đang là một trong những loại hình được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, để mua được thì người dân buộc phải đáp ứng nhiều điều kiện và phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh. Hãy cùng VPCC Nguyễn Huệ tìm hiểu đối tượng, điều kiện và thủ tục mua nhà ở xã hội năm 2024 trong bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: Cấm công chứng mua bán nhà ở xã hội khi chưa đủ 5 năm có đúng không?
1. Nhà ở xã hội là gì? Ai được hưởng chính sách về nhà ở xã hội?
Khoản 7 Điều 2 Luật Nhà ở 2023 quy định: "Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở theo quy định của Luật này."
Căn cứ Điều 76 và khoản 1 Điều 77 Luật Nhà ở 2023, các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện theo quy định (điều kiện được trình bày ở mục sau) thì được hưởng chính sách về nhà ở xã hội gồm:
(1) Người có công với cách mạng;
(2) Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
(3) Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
(4) Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
(5) Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
(6) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
(7) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
(8) Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại Khoản 5 Điều 81 Luật Nhà ở 2014;
(9) Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;
(10) Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra Sổ đỏ thật giả tại nhà đơn giản và tiết kiệm chi phí.
2. Điều kiện mua nhà ở xã hội
Theo Điều 78 Luật Nhà ở 2023 và Điều 30 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, để được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội, các đối tượng được nêu tại mục 1 cần phải đáp ứng đủ được các điều kiện sau:
Điều kiện 1: Điều kiện về nhà ở
- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đó.
- Chưa được mua/thuê/thuê mua nhà ở xã hội.
- Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới mọi hình thức tại tỉnh, thành phố nơi có dự án xây dựng nhà ở xã hội
- Nếu đã có nhà thuộc sở hữu của mình tại nơi có dự án nhà ở xã hội thì nhà phải có diện tích bình quân đầu người là 15m2 sàn/người.
- Trường hợp là những người đang trong quân đội, công chức, viên chức… thì phải không đang ở nhà công vụ.
Điều kiện 2: Điều kiện về thu nhập
Đối với đối tượng (4), (5), (7):
- Trường hợp còn độc thân: Thu nhập thực nhận hàng tháng không quá 15 triệu đồng/tháng.
- Trường hợp đã kết hôn: Tổng thu nhập thực nhận hàng tháng của cả 02 vợ chồng không quá 30 triệu đồng/tháng.
>>> Xem thêm: Người độc thân công chứng mua nhà có cần chuẩn bị giấy xác nhận độc thân hay không?
Đối với đối tượng (6):
- Trường hợp còn độc thân: Thu nhập thực nhận không quá tổng thu nhập của sỹ quan hàm Đại tá
- Trường hợp đã kết hôn:
- Nếu cả 02 vợ chồng đều thuộc lực lượng vũ trang: Tổng thu nhập (bao gồm cả lương và phụ cấp) thực nhận hàng tháng không quá 02 lần tổng thu nhập của sỹ quan cấp hàm Đại tá.
- Chỉ 01 người thuộc lực lượng vũ trang: Tổng thu nhập thực nhận hàng tháng của 2 vợ chồng không quá 1,5 lần tổng thu nhập của sỹ quan cấp hàm Đại tá (bao gồm cả lương và phụ cấp).
- Trường hợp thuộc hộ nghèo, cận nghèo khu vực đô thị thì phải chứng minh là thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo quy định.
- Trường hợp là người lao động không có hợp đồng lao động: UBND xã đứng ra xác nhận điều kiện thu nhập.
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật - Ký hợp đồng thế chấp miễn phí tại ngân hàng.
3. Hồ sơ đề nghị mua nhà ở xã hội
- Đơn mua nhà ở xã hội
- Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được mua nhà.
- Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập.
- Giấy tờ chứng minh về điều kiện nhà ở.
- Trường hợp là người thu nhập thấp tại khu vực đô thị, không có hợp đồng lao động: Phải có xác nhận về đối tượng do UBND xã cấp.
- Trường hợp là hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở: Phải có xác nhận về đối tượng do UBND huyện nơi bị thu hồi đất cấp.
4. Thủ tục mua nhà ở xã hội mới nhất
Bước 1: Nộp hồ sơ
Căn cứ khoản 1 Điều 38 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, người có nhu cầu nộp hồ sơ cho chủ đầu tư.
Bước 2: Giải quyết yêu cầu
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng có trách nhiệm gửi danh sách các đối tượng dự kiến được giải quyết mua, thuê, thuê mua theo thứ tự ưu tiên (trên cơ sở chấm điểm theo quy định) về Sở Xây dựng địa phương.
- Sau khi tập hợp đầy đủ giấy tờ, chủ đầu tư xem xét, đối chiếu xem người mua có thuộc đối tượng, điều kiện để mua nhà ở xã hội hay không.
- Đối chiếu giấy tờ để lập danh sách những ai được mua nhà ở xã hội thuộc dự án mà mình làm chủ đầu tư.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ nhưng dự án nhà ở xã hội không còn nhà để bán: Phải có trách nhiệm ghi rõ lý do và gửi trả lại toàn bộ hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
>>> Xem thêm: Mua bán nhà ở xã hội chỉ qua công chứng ủy quyền có rủi ro không?
Sau 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được danh sách, nếu Sở Xây dựng không có ý kiến phản hồi thì chủ đầu tư thông báo cho các đối tượng được mua, thuê, thuê mua trong dự án của mình đến để thỏa thuận, thống nhất và ký hợp đồng.
- Các bên thực hiện thanh toán trực tiếp thông qua ngân hàng do chủ đầu tư và người mua thống nhất.
Lưu ý:
- Người dân có thể tới nơi tiếp nhận hồ sơ/trụ sở làm việc của chủ đầu tư/sàn giao dịch của chủ đầu tư để kiểm tra danh sách căn hộ đã bán và các căn hộ chưa bán còn lại mà chủ đầu tư niêm yết tại trụ sở trong thời gian nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội.
- Mỗi hộ gia đình/cá nhân chỉ được đăng ký tại 01 dự án.
Sau khi ký hợp đồng, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm lập danh gửi về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để công bố công khai trong thời hạn 30 và lưu trữ để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra (hậu kiểm).
5. Quy định về bán nhà ở xã hội
Trường hợp 1: Chưa đủ 05 năm
Trong thời hạn chưa đủ 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua nhà ở xã hội, nếu có nhu cầu bán lại thì chỉ được:
- Bán lại cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội (trong trường hợp mua nhà ở được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách) hoặc
- Bán lại cho đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Giá bán: Tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội này trong hợp đồng mua bán với chủ đầu tư.
>>> Xem thêm: Phí công chứng mua bán nhà đất năm 2024 là bao nhiêu?
Trường hợp 2: Đủ 05 năm
Khi đủ 05 năm trở lên kể từ thời điểm trả xong tiền thì người mua có quyền bán cho mọi đối tượng theo giá thỏa thuận của hai bên (theo giá thị trường).
(Căn cứ: Điều 39 Nghị định 100/2024/NĐ-CP)
Kết luận: Trên đây là quy định giải đáp thắc mắc về vấn đề: “Nhà ở xã hội năm 2024: Đối tượng, điều kiện và thủ tục mua bán [Mới nhất]”. Nếu bạn đọc còn thắc mắc hay chưa rõ cần được hỗ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ đến Hotline: 0966.22.7979 để được hỗ trợ.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com