Khi thành lập công ty, chắc hẳn mọi chủ đầu tư đều kỳ vọng doanh nghiệp sẽ phát triển vững mạnh. Tuy nhiên, quá trình kinh doanh luôn xuất hiện những biến số khó lường, tiềm ẩn những rủi ro nếu không khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến việc làm ăn thua lỗ, thất bại. Doanh nghiệp phá sản là kết cục không ai mong muốn. Nhưng trong trường hợp doanh nghiệp phá sản ai sẽ chịu trách nhiệm khoản vay với ngân hàng? Để trả lời câu hỏi này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
>>> Có thể bạn quan tâm: 9 nguyên nhân làm doanh nghiệp phá sản
Khi nào doanh nghiệp bị coi là phá sản?
Căn cứ Luật Phá sản 2014, “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”.
Trong đó, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Doanh nghiệp phá sản ai chịu trách nhiệm khoản vay ngân hàng?
Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Theo Điều 46 Luật Doanh nghiệp, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Công ty TNHH một thành viên
Theo Điều 74 Luật Doanh nghiệp, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Như vậy, khi doanh nghiệp phá sản, chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên và thành viên góp vốn của công ty TNHH hai thành viên trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp trong việc thanh toán khoản vay với ngân hàng.
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 và chủ nhật
Đối với công ty cổ phần
Căn cứ Luật Doanh nghiệp
Theo Điều 111, Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
Theo Điều 119, một trong những nghĩa vụ nghĩa vụ của cổ đông là: Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.
Theo đó, khi công ty cổ phần phá sản, các cổ đông sẽ phải chịu trách nhiệm với khoản vay ngân hàng tương ứng số vốn đã góp/đã rút.
Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn đọc câu hỏi “Doanh nghiệp phá sản ai chịu trách nhiệm khoản vay với ngân hàng”.
Mọi thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ:
>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.co