Gửi clip vi phạm giao thông cho CSGT - căn cứ để phạt nguội

18/10/2023

Theo lãnh đạo Cục CSGT, hình ảnh do các cá nhân cung cấp, trong đó có camera hành trình được sử dụng là căn cứ để “phạt nguội” các phương tiện vi phạm giao thông. Việc này góp phần quan trọng trong việc giúp lực lượng chức năng phát hiện và xử lý vi phạm. Đồng thời giúp răn đe, đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Vậy làm thế nào để gửi clip vi phạm giao thông cho CSGT? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Công chứng sơ yếu lý lịch có bắt buộc phải làm tại nơi cư trú?

1. Hướng dẫn cách gửi clip vi phạm giao thông cho CSGT

Việc gửi clip vi phạm giao thông cho CSGT có thể được tiến hành theo nhiều cách khác nhau. Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP và Điều 29 Thông tư 32/2023/TT-BCA, cá nhân khi quay được clip vi phạm có thể cung cấp cho Cảnh sát giao thông thông qua các phương thức sau:

(1) Gửi trực tiếp clip vi phạm giao thông cho công an:

Cá nhân có thể đến trực tiếp trụ sở đơn vị CSGT nơi xảy ra vi phạm để nộp clip.

(2) Gửi qua mạng:

Clip vi phạm có thể được gửi qua email, cổng thông tin điện tử hoặc trang web chính thức của lực lượng chức năng. Ngoài ra, số điện thoại đường dây nóng cũng là một kênh để cá nhân chuyển tải video.

>>> Xem thêm: Cộng tác viên bán bảo hiểm - không cần bỏ vốn nhưng vẫn có thu nhập cao

(3) Gửi bằng bưu điện:

Đối với những người muốn bảo mật hoặc không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở CSGT, họ có thể chọn gửi clip vi phạm qua đường bưu điện.

(4) Sử dụng phần mềm kết nối:

Hiện nay, người dân có thể sử dụng luôn tài khoản định danh điện tử VNeID để làm việc này.

Khi gửi clip vi phạm, cá nhân cần cung cấp thông tin, địa chỉ và các phương thức liên lạc. Việc này nhằm giúp CSGT sẽ có thông tin để liên lạc khi cần thiết. Đồng thời, khi được yêu cầu, cá nhân cũng phải hợp tác với Cảnh sát giao thông.

Đơn vị tiếp nhận thông tin từ người dân có trách nhiệm bảo đảm tính bí mật của các thông tin cá nhân đã được cung cấp. Cá nhân cần chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực và nguyên vẹn của clip. Việc này giúp đảm bảo rằng thông tin cung cấp là chính xác và không bị chỉnh sửa.

2. Clip vi phạm giao thông phải đảm bảo điều kiện gì?

Theo Nghị định 135/2021/NĐ-CP, clip vi phạm giao thông gửi cho CSGT sẽ được sử dụng như một căn cứ để xác minh, phát hiện và xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông. Tuy nhiên, để đảm bảo giá trị của clip, có một số điều kiện cần được tuân thủ.

>>> Xem thêm: Chế ảnh bôi nhọ người khác trên facebook bị phạt thế nào?

* Về hình ảnh trong clip:

Trước tiên, hình ảnh trong clip không được xâm phạm đến các quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư và bí mật cá nhân của cá nhân và tổ chức. Đồng thời, clip cần phản ánh khách quan và chính xác về hành vi vi phạm giao thông. Ngoài ra cũng cần đảm bảo chính xác về thời gian và địa điểm xảy ra vi phạm. Điều này giúp đảm bảo tính trung thực và rõ ràng của thông tin.

* Lưu ý về thời gian vi phạm:

Ngoài ra, clip cũng cần đáp ứng yêu cầu về dữ liệu theo quy định và thời hạn sử dụng theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 135/2021/NĐ-CP. Thời hạn sử dụng kết quả thu thập được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để xác định các vi phạm được tính từ thời điểm ghi nhận cho đến hết ngày cuối cùng của thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Đối với lĩnh vực giao thông, thời hiệu xử phạt vi phạm là 01 năm. Trường hợp vi phạm đã kết thúc, thời hiệu sẽ được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi đó.

Nếu CSGT không ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền trong quá trình trên, clip vi phạm giao thông sẽ không còn giá trị sử dụng để xử phạt. Điều này nhằm đảm bảo tính công bằng và chính xác trong quá trình giải quyết các vi phạm giao thông.

Với những điều khoản và điều kiện trên, clip vi phạm giao thông có thể được sử dụng một cách hợp lý và mang lại hiệu quả trong công tác xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn làm giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội nhờ người lấy sổ bảo hiểm. Có cần thực hiện công chứng giấy ủy quyền đó hay không?

3. Gửi clip vi phạm giao thông nộp cho công an có được thưởng?

Theo Điều 29 của Thông tư 32/2023/TT-BCA, khi Cảnh sát giao thông nhận được clip vi phạm giao thông từ người dân, họ chỉ thực hiện việc tiếp nhận và xử lý thông tin, xác minh hành vi vi phạm để xử phạt.

Sau khi xác minh clip vi phạm và đảm bảo rằng nó chính xác về lỗi, Cảnh sát giao thông sẽ tiến hành xử phạt người vi phạm. Do vậy, người dân không được thưởng cho việc cung cấp video clip vi phạm.

Như vậy, trên đây là giải đáp cho vấn đề “Gửi clip vi phạm giao thông cho CSGT - căn cứ để ''phạt nguội''". Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy:  Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục