Ai cũng biết, tai nạn giao thông có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt với người lao động. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân người lao động mà còn làm phát sinh thêm nhiều chi phí. Vậy hiện nay pháp luật đã quy định như thế nào để hỗ trợ người lao động bị tai nạn trên đường đi làm? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: Phí công chứng giấy ra viện ở văn phòng công chứng tư liệu có đắt hơn so với UBND phường?
1. Điều kiện để được hỗ trợ hưởng chế độ tai nạn lao động
Để được hỗ trợ theo quy định tại Điều 40 và Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ nhận được hỗ trợ trong trường hợp xảy ra tai nạn:
- Khi di chuyển từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
- Khi có suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Tuy vậy, không được hưởng các quyền lợi trong các trường hợp sau:
- Do xung đột cá nhân với người gây tai nạn mà không liên quan đến công việc.
- Do tự ý tổn thương sức khỏe của chính mình.
- Do sử dụng ma túy hoặc các chất gây nghiện khác đi ngược lại với pháp luật.
>>> Xem thêm: Viện phí tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội là bao nhiêu?
2. Mức hỗ trợ cho người lao động bị tai nạn trên đường đi làm
* Người sử dụng lao động sẽ hỗ trợ người lao động bị tan nạn như sau:
Theo khoản 2 Điều 39 Luật ATVSLĐ 2015, người sử dụng lao động sẽ phải trợ cấp cho NLĐ. Trong đó khoản trợ cấp sẽ ít nhất bằng 40% của các mức dưới đây với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng:
- 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5 % đến 10% khả năng lao động. Tiếp đó cứ thêm 1% sẽ được tính thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
- 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. (Hoặc đưa cho thân nhân người lao động bị chết)
* Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ hỗ trợ người lao động bị tan nạn như sau:
Tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động mà người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng theo Điều 48 và Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
- Trợ cấp một lần:
+ Khi bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%;
+ Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở. Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
+ Được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động. Từ 01 năm trở xuống được tính bằng 0,5 tháng. Sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn.
>>> Có thể bạn chưa biết: Đảng viên có được xăm hình, nhuộm tóc không?
- Trợ cấp hàng tháng:
+ Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên;
+ Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở. Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
+ Hàng tháng còn hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm. Trong đó nếu từ một năm trở xuống được 0,5%. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn.
Như vậy, trên đây là giải đáp cho vấn đề: "Bị tai nạn trên đường đi làm có được hưởng chế độ tai nạn lao động?". Ngoài ra, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com