Phòng công chứng và Văn phòng công chứng đều là các tổ chức hành nghề công chứng và được nhận tập sự công chứng, các tổ chức này cũng phải đáp ứng các điều kiện về nhân sự. Người muốn tập sự hành nghề công chứng được tư do lựa chọn và thỏa thuận với một tổ chức hành nghề công chứng là Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chức về việc tập sự tại tổ chức đó. Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự thực hiện cấp Giấy xác nhận về việc nhận tập sự hành nghề công chứng. Vậy, thời gian tập sự nghề công chứng được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng VPCC Nguyễn Huệ tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 và chủ nhật
Thời gian tập sự nghề công chứng
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 11 Luật Công chứng 2014 quy định về tập sự hành nghề công chứng thì thời gian tập sự nghề công chứng cụ thể như sau:
Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng bắt buộc phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng theo đúng quy định. Người tập sự hành nghề công chứng có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự hành nghề công chứng tại tổ chức đó; trong trường hợp người tập sự không tự liên hệ được thì có thể đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự hành nghề công chứng bố trí cho người đó tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự theo quy định của pháp luật.
Người tập sự hành nghề công chứng phải đăng ký tập sự hành nghề công chứng tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.
Thời gian tập sự nghề công chứng theo đúng quy định là 12 tháng đối với những người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và thời gian tập sự hành nghề công chứng là 6 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng là thời gian được tính từ ngày bắt đầu đăng ký tập sự nghề công chứng.
Theo quy định tại Thông tư 04/2015/TT-BTP thì thời gian tập sự hành nghề công chứng sẽ được tính từ ngày Sở Tư pháp ra quyết định về việc đăng ký tập sự hành nghề công chứng. Trong trường hợp người tập sự hành nghề công chứng thay đổi nơi tập sự theo quy định của pháp luật thì thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính bằng tổng thời gian tập sự của người đó tại các tổ chức hành nghề công chứng.
Tổng thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính khi người tập sự có thời gian tập sự tại mỗi tổ chức hành nghề công chứng ít nhất là bốn tháng và phải có nhận xét bằng văn bản của công chứng viên hướng dẫn tập sự cùng với xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nơi nhận tập sự.
Hơn nữa, người tập sự tại một tổ chức nghề công chứng có thời gian tập sự từ 1 tháng đến dưới 4 tháng thì thời gian tập sự đó được tính vào tổng thời gian tập sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Trường hợp tổ chức nghề công chứng nơi nhận tập sự hành nghề công chứng tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động, chuyển đổi kinh doanh theo quy định của Luật công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Trường hợp công chứng viên hướng dẫn tập sự không thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người tập sự thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh
Một số quy định về tập sự nghề công chứng
Nội dung tập sự nghề công chứng
Theo quy định tại Thông tư 04/2015/TT-BTP thì nội dung tập sự hành nghề công chứng bao gồm các công việc và kỹ năng hành nghề cụ thể sau đây:
Thực hiện tiếp nhận, phân loại yêu cầu công chứng; tiến hành kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu công chứng; thực hiện xác định chủ thể hợp đồng, giao dịch. Nghiên cứu và đề xuất hướng giải quyết hồ sơ yêu cầu công chứng.
Chuẩn bị các nội dung của văn bản công chứng, trong đó bao gồm việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng hoặc thực hiện kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch do người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn và soạn thảo lời chứng.
Trường hợp không được đăng ký tập sự nghề công chứng
Theo quy định tại Thông tư 04/2015/TT-BTP, những người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được phép đăng ký tập sự hành nghề công chứng:
Người đang là cán bộ, công chức hoặc viên chức. Sỹ quan, hạ sỹ quan và công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân.
>>> Xem thêm: Công chứng viên
Trên đây là thời gian tập sự nghề công chứng theo quy định của pháp luật hiện hành. Mọi thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com