Nhà ở xã hội là gì? Ai được mua nhà ở xã hội năm 2024?

26/11/2024

Do có giá thành tốt nên nhà ở xã hội luôn thu hút rất nhiều sự “săn đón” của người dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng thuộc đối tượng được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội. Hãy cùng VPCC Nguyễn Huệ tìm hiểu về nhà ở xã hội là gì cũng như điều kiện cần đáp ứng để mua nhà ở trong bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng mua bán nhà có bắt buộc phải có mặt 2 bên?

1. Nhà ở xã hội là gì? Có những loại nhà ở xã hội nào?

Khoản 7 Điều 2 Luật Nhà ở 2023 quy định, nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở. Hiện nay, hình thức phân loại nhà ở xã hội bao gồm:

- Nhà ở xã hội là nhà chung cư

  • Căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích mỗi căn hộ tối thiểu là 25 m2 sàn, tối đa là 70 m2 sàn.
  • Căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa phương, UBND cấp tỉnh có thể quy định tăng thêm diện tích, nhưng không quá 77m2 và số lượng căn hộ này không quá 10% tổng số căn hộ nhà ở xã hội trong dự án.

nhà ở xã hội là gì

- Nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng

  • Diện tích nhà ở không quá 70 m2
  • Bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ thật giả trước khi giao dịch mua bán nhà đất.

2. Ai được mua nhà ở xã hội?

Hiện nay, các đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội gồm:

(1) Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

(2) Hộ nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn.

(3) Hộ nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai, biến đổi khí hậu.

(4) Hộ nghèo, cận nghèo, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

(5) Công nhân hoặc người lao động đang làm tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong, ngoài khu công nghiệp.

(6) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, công nhân công an, công chức, viên chức quốc phòng đang tại ngũ; người đang làm công tác cơ yếu hoặc các công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương nhà nước.

(7) Cán bộ, công chức, viên chức

(8) Đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định mà không phải thu hồi do vi phạm quy định mà do:

  • Không còn đủ điều kiện thuê nhà ở xã hội hoặc
  • Đã chuyển đi nơi khác nên phải trả lại.

(9) Bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở nhưng chưa được nhận bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

(10) Học sinh, sinh viên đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật; học sinh trường dân tộc nội trú công lập.

(11) Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp.

>>> Xem thêm: Hồ sơ công chứng sang tên căn hộ chung cư cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

3. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

* Điều kiện 1: Về nhà ở

Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập.

Trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu.

Trường hợp là công chức, viên chức, lực lượng vũ trang thì hiện không ở trong nhà công vụ.

nhà ở xã hội là gì

* Điều kiện 2: Về thu nhập

Đối với đối tượng theo thứ tự 4, 5, 7:

- Trường hợp độc thân: Tổng thu nhập không quá 15 triệu đồng/tháng.

- Trường hợp đã kết hôn: Tổng thu nhập của cả 02 vợ chồng không quá 30 triệu đồng/tháng.

>>> Hướng dẫn: Thủ tục công chứng di chúc theo pháp luật để tránh bị vô hiệu di chúc.

Đối với đối tượng 6:

- Trường hợp còn độc thân: Lương, phụ cấp không quá tổng thu nhập của sỹ quan hàm Đại tá

- Trường hợp đã kết hôn:

  • Nếu cả 02 vợ chồng đều thuộc lực lượng vũ trang: Tổng thu nhập thực nhận hàng tháng không cao hơn 02 lần tổng thu nhập của sỹ quan cấp hàm Đại tá.
  • Nếu chỉ 01 người thuộc lực lượng vũ trang: Tổng thu nhập thực nhận hàng tháng của 2 vợ chồng không cao hơn 1,5 lần tổng thu nhập của sỹ quan cấp hàm Đại tá.

- Trường hợp thuộc hộ nghèo, cận nghèo khu vực đô thị thì phải thuộc hộ nghèo, cận nghèo (có sổ hộ nghèo, cận nghèo).

Tóm lại, để thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng cả 02 điều kiện cần và điều kiện đủ, cụ thể: Phải là đối tượng chính sách và đáp ứng được các điều kiện về nhà ở và thu nhập.

4. Có nên mua nhà ở xã hội không?

4.1 Ưu điểm của nhà ở xã hội

Như đã trình bày ở trên, nhà ở xã hội là chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho những đối tượng đặc biệt. Do vậy, nhà ở xã hội sẽ có những ưu điểm như:

- Có giá thành rẻ hơn;

- Được hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp.

Với những ưu điểm nêu trên, có thể thấy nhà ở xã hội là điều kiện thuận lợi để người dân có thu nhập thấp được sở hữu căn nhà có chất lượng, dịch vụ tương đối tốt..

4.2 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, nhà ở xã hội vẫn tồn tại một số những nhược điểm mà người mua cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ:

- Không phải mọi đối tượng đều được mua nhà ở xã hội mà phải đáp ứng được các điều kiện cần và điều kiện đủ mới được sở hữu nhà ở xã hội.

- Diện tích mỗi căn nhà ở xã hội được giới hạn từ 30 – 70m2, đây được xem là diện tích tương đối nhỏ đối với những ai có nhu cầu muốn sở hữu nhà ở với diện tích rộng.

- Không được phép bán nhà ở xã hội trong 05 năm đầu, nếu muốn bán trong 05 năm đầu thì phải bán cho chủ đầu tư, Nhà nước hoặc đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội.

- Nhà ở xã hội sẽ không đáp ứng được đầy đủ những tiện ích, dịch vụ sinh hoạt như đối với chung cư thông thường.

>>> Xem thêm: Hỗ trợ thủ tục làm sổ đỏ lần đầu nhanh, gọn, uy tín tại Hà Nội

5. Giá bán, giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội thế nào?

Trường hợp xác định giá bán nhà ở xã hội khi mua trực tiếp từ chủ đầu tư

Trường hợp

Giá bán, giá thuê, thuê mua

Nhà ở xã hội đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn

Giá thuê mua = Chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua

Giá thuê = Kinh phí bảo trì + Chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng trong thời hạn tối thiểu là 20 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê.

Lưu ý: Học sinh dân tộc nội trú không cần phải trả tiền thuê nhà và các dịch vụ trong quá trình sử dụng.

Nhà ở xã hội không phải do Nhà nước đầu tư xây dựng

Giá bán, thuê mua nhà ở xã hội = Chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở + Lãi vay (nếu có) + các chi phí hợp lệ của doanh nghiệp + lợi nhuận định mức quy định tối đa 10% tổng chi phí đầu tư xây dựng đối với phần diện tích xây dựng nhà ở xã hội.

Giá thuê nhà ở xã hội = Kinh phí bảo trì nhà ở theo khung giá do UBND tỉnh quy định (các bên tự thỏa thuận)

Nhà ở xã hội do cá nhân, hộ gia đình đầu tư, xây dựng

Giá thuê: Bảo đảm phù hợp với khung giá do UBND tỉnh quy định.

nhà ở xã hội là gì

Trường hợp xác định giá bán nhà ở xã hội khi mua lại từ chủ sở hữu hợp pháp không là chủ đầu tư:

Trường hợp

Giá bán

Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày thanh toán đủ tiền mua cho chủ đầu tư

Tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội này trong hợp đồng mua bán với chủ đầu tư.

Sau thời hạn 5 năm, kể từ ngày thanh toán đủ tiền mua cho chủ đầu tư

- Giá bán được xác định theo cơ chế thị trường, trừ đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội tại Luật Nhà ở;

- Bên bán không phải nộp tiền sử dụng đất và phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế, trừ trường hợp bán nhà ở xã hội là nhà ở riêng lẻ.

Kết luận: Trên đây là quy định giải đáp thắc mắc về vấn đề: “Nhà ở xã hội là gì? Ai được mua nhà ở xã hội năm 2024?”  Nếu bạn đọc còn thắc mắc hay chưa rõ cần được hỗ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ đến Hotline: 0966.22.7979 để được hỗ trợ.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy:  Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục

Chia di sản thừa kế có quy định về thời gian không?

Chia di sản thừa kế có quy định về thời gian không?

Phân chia di sản thừa kế là một vấn đề pháp lý quan trọng mà nhiều gia đình gặp phải. Một trong những câu hỏi thường gặp đó là: "Chia di sản thừa kế có quy định về thời gian không?" là thắc mắc nhiều người quan tâm trong quá trình phân chia di sản thừa kế.