Ra tòa ly hôn và những câu hỏi thường gặp [Mới cập nhật]

09/10/2023

Khi quyết định ra tòa ly hôn, nhiều câu hỏi và lo ngại thường xuất hiện. Quá trình ly hôn có thể phức tạp nên việc đòi hỏi sự hiểu biết và chuẩn bị kỹ lưỡng. Vậy khi ra Tòa ly hôn, Tòa án thường đặt ra những câu hỏi nào? Dưới đây là một số câu Toà sẽ hỏi khi ly hôn mà các cặp vợ chồng sắp ly hôn có thể chuẩn bị trước.

>>> Xem thêm: Những giấy tờ cần chuẩn bị khi ly hôn có cần công chứng hay không?

1. Ra tòa ly hôn và những câu hỏi thường gặp

Khi ra quyết định ly hôn, bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ tài liệu thì những câu hỏi mà Toà án sẽ đặt khi ly hôn chắc hẳn cũng là vấn đề mà các bên quan tâm. Trong quá trình ra Tòa, Tòa thường xuyên sử dụng các câu hỏi để giảm thiểu xung đột trong gia đình. Đồng thời tạo điều kiện cho việc tái lập mối quan hệ vợ chồng. Việc này phần nào nhằm giảm bớt việc các cặp vợ chồng ly dị.

Ngoài ra, trong các trường hợp một bên nộp đơn ly dị 1 chiều. Việc hòa giải cũng là biện pháp thường được Tòa án sử dụng. Việc này tạo điều kiện cho hai bên thoả thuận với nhau về các vấn đề liên quan đến việc ly hôn. Bao gồm phân chia tài sản cùng nhau sở hữu, quyền nuôi con, chia nợ vay...

Tại Tòa, sẽ có các câu hỏi liên quan đến yêu cầu ly dị của vợ chồng. Ngoài ra chắc chắn cũng sẽ có câu hỏi về mâu thuẫn và tranh cãi giữa hai bên. Cụ thể:

* Về việc kết hôn của hai bên

Vợ chồng có tự nguyện kết hôn không? Có thời gian tìm hiểu lẫn nhau không? Ngày và thời điểm tiến hành lễ kết hôn là khi nào?

>>> Xem thêm: Giao dịch dân sự đối với người chưa thành niên được thực hiện như thế nào? 

* Về tình trạng sống chung của hai bên

Khi hỏi về tình trạng sống chung, Tòa thường sẽ hỏi việc 2 bên có sống chung không? Có ly thân không? Trong suốt thời gian sống chung, đã có xảy ra xích mích hoặc mâu thuẫn nào giữa hai bên không? Việc gây mâu thuẫn là gì? Thời gian và mức độ của tranh cãi trong mối quan hệ hôn nhân của hai bên...

* Về yêu cầu ly dị

2 bên có chắc chắn muốn ly dị (vợ/chồng có chắc chắn muốn ly dị với bên còn lại không)? Có hiểu rõ những hậu quả có thể xảy ra sau khi ly dị không? Hai bên có cần thêm thời gian để suy nghĩ về yêu cầu ly dị không? Có thoả thuận nào liên quan đến việc li dị...

* Khi ra tòa, việc hỏi về phân chia tài sản đồng sở hữu của hai bên là điều chắc chắn

- Tài sản mà hai bên sở hữu: Hai bên có tài sản cùng sở hữu trong giai đoạn kết hôn không? Tài sản này được thu được từ nguồn gốc nào?

- Thỏa thuận phân chia tài sản: Hai bên đã thoả thuận về việc phân chia tài sản chung hay không...

>>> Xem thêm: Phí công chứng văn bản thỏa thuận xác nhận tài sản chung, riêng vợ chồng là bao nhiêu? 

* Ra tòa giành quyền nuôi con

- Về con cái chung: Vợ chồng có con cái chung không? Gồm những ai? Thông tin chi tiết về con là như thế nào? Hiện tại, con sống ở đâu?

- Về thoả thuận nuôi con: Vợ chồng đã thoả thuận ai sẽ giám hộ và nuôi dưỡng con hay không? Có thoả thuận gì liên quan đến việc sau khi ly dị, con sẽ ở với ai, thăm con như thế nào, cung cấp kinh tế cho con như thế nào và hình thức cung cấp kinh tế như thế nào?

- Nếu có con trên 7 tuổi, Tòa án sẽ yêu cầu ý kiến của chính con. Việc này sẽ được ghi trong giấy tờ.

>>> Xem thêm: Công chứng giấy ủy quyền nuôi con cho ông bà. 

* Về nợ chung

Về vấn đề này, Tòa thường sẽ hỏi 2 bên có có nợ mắc chung hoặc đang cho ai mượn tiền không? Số tiền mượn và người được mượn là ai...

2. Hướng dẫn trả lời những câu hỏi Toà sẽ hỏi khi ly hôn

Vợ chồng cần phải trả lời một cách trung thực và chính xác để Toà án có thể hiểu rõ mong muốn và tình hình thực tế của mối quan hệ vợ chồng. Từ đó quyết định liệu có giải quyết việc ly dị cho hai bên hay không. Đồng thời, cần trình bày các lợi thế cá nhân trong việc giành quyền nuôi con và phân chia tài sản chung. Những bất lợi và chứng minh các vi phạm của người kia: bạo lực gia đình, ngoại tình, thiếu quan tâm con cái...

Đặc biệt, khi bị đối phương nêu ra các điểm yếu của mình, cần chuẩn bị kỹ lưỡng các bằng chứng để bác bỏ và chứng minh rằng những thông tin này không hoàn toàn chính xác. 

Như vậy, bài viết đã giải đáp chi tiết về những câu hỏi mà Toà án sẽ đặt khi ly dị. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, quý độc giả có thể chuẩn bị trước những câu trả lời tốt để không gặp khó khăn khi làm việc với Toà án.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy:  Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin mới cập nhậtTin mới cập nhật

Thông tin địa chỉ trụ sở Công an Phường Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân

Thông tin địa chỉ trụ sở Công an Phường Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân

Là cơ quan có trách nhiệm giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn, công an Phường Thanh Xuân Nam luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên và nhân dân giao phó. Cùng văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu thông tin địa chỉ trụ sở Công an Phường Thanh Xuân Nam

Thông tin địa chỉ trụ sở Công an Phường Phương Liệt, Thanh Xuân

Thông tin địa chỉ trụ sở Công an Phường Phương Liệt, Thanh Xuân

Công an phường Phương Liệt là một trong những lá cờ đầu trong việc bảo vệ sự bình yên của địa bàn phường nói riêng và trật tự xã hội nói chung. Cùng văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu thông tin địa chỉ trụ sở Công an Phường Phương Liệt