Sửa đổi, hủy bỏ, lập di chúc mới được quy định như thế nào?

01/05/2024

Mỗi người đều có quyền lập di chúc để lại di sản của mình cho những người mà mình mong muốn.Tuy nhiên, sau thời gian nội dung di chúc không còn phù hợp với mong muốn, những người để lại di chúc có quyền thực hiện sửa đổi, hủy bỏ hay lập di chúc mới. Vậy thủ tục sửa đổi, hủy bỏ, lập di chúc mới được quy định như thế nào?

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng có công chứng bằng tốt nghiệp bằng tiếng nước ngoài được không?

1. Di chúc là gì?

Định nghĩa di chúc được nêu tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Đồng thời, di chúc có thể thể hiện dưới dạng văn bản (có người làm chứng hoặc không có người làm chứng hoặc có thể công chứng hoặc chứng thực) hoặc di chúc miệng.
Để di chúc miệng được coi là hợp pháp thì căn cứ khoản 5 Điều 632 Bộ luật Dân sự, di chúc cần phải đáp ứng điều kiện sau:
- Được lập khi tính mạng của người lập di chúc bị cái chết đe doạ, không thể lập di chúc bằng văn bản.
- Người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng. Người làm chứng phải ghi chép lại ý chí cuối cùng của người lập di chúc, cả hai người làm chứng cùng ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản ghi chép lại đó.

Trong đó, di chúc cần có các nội dung nêu tại Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm:
- Ngày, tháng, năm lập di chúc.
- Họ tên, nơi cư trú của người lập di chúc; của người/tổ chức được hưởng di chúc.
- Thông tin chi tiết về di sản, nơi để lại di sản.
- Các nội dung khác theo ý chí cuối cùng của người để lại di chúc, không trái đạo đức xã hội, không vi phạm điều cấm của luật.
Đặc biệt, khi lập di chúc, người lập di chúc phải sáng suốt, minh mẫn, không bị lừa dối, đe doạ hay bị cưỡng ép. Đây hoàn toàn dựa vào ý chí của người lập di chúc mà không chịu chi phối của bất cứ ai trừ trường hợp người lập di chúc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì cần có sự đồng ý của cha mẹ/người giám hộ về việc lập di chúc.

2. Quy định pháp luật về sửa đổi, hủy bỏ, lập di chúc mới

Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự: "Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật."

Ngoài ra, theo Khoản 3 Điều 56 Luật Công chứng 2014, di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó.

Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó, để ghi chú vào sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch.

>>> Xem thêm: Có thể nhận sổ sau bao nhiêu ngày khi thực hiện dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh?

Như vậy, sau thời gian nội dung di chúc không còn phù hợp với mong muốn, những người để lại di chúc có quyền thực hiện sửa đổi, hủy bỏ hay lập di chúc mới

2.1 Thủ tục sửa đổi di chúc

Hồ sơ cần chuẩn bị khi sửa đổi di chúc

- Dự thảo di chúc hoặc bản di chúc đã lập trước đó (di chúc cần sửa đổi, bổ sung).

- Phiếu yêu cầu công chứng trong đó nêu rõ yêu cầu lập di chúc mới hay sửa đổi, bổ sung di chúc đã lập.

- Giấy tờ cá nhân của người lập/sửa đổi di chúc và người được hưởng thừa kế theo di chúc: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu, sổ hộ khẩu…

- Giấy tờ về tài sản để lại di chúc (chỉ cần trong trường hợp lập di chúc mới hoặc sửa đổi nội dung liên quan đến tài sản để lại di chúc)…

Quy trình thực hiện sửa đổi di chúc

Theo khoản 5 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015, nếu để lại nhiều bản di chúc với một loại tài sản thì chỉ có bản di chúc cuối cùng mới có hiệu lực. Do đó, khi người lập di chúc thay đổi nội dung di chúc thì hoàn toàn có thể chọn lập mới hoặc sửa đổi di chúc cũ.

 Khi sửa đổi di chúc thì có thể thực hiện:

- Công chứng việc sửa đổi di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng nếu di chúc bị sửa đổi được lập ở phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng.
- Người viết di chúc hoặc người làm chứng phải ký tên vào bên cạnh chỗ sửa chữa nội dung nếu di chúc không có công chứng hoặc chứng thực.

2.2 Thủ tục hủy bỏ di chúc

Hủy bỏ di chúc là gì?
Hủy bỏ di chúc là việc người để lại di chúc, thông qua hành vi pháp lý hợp pháp để tuyên bố tiêu hủy hoặc không công nhận tất cả các di chúc do mình đã lập trước đó. Việc hủy bỏ di chúc là làm tiêu hủy hiệu lực pháp lý của di chúc trước nhưng không bao hàm cả việc đưa ra một di chúc mới.


 

Hồ sơ cần chuẩn bị để huỷ bỏ di chúc gồm:

Căn cứ Điều 40 Luật Công chứng 2014 quy định thành phần hồ sơ công chứng văn bản hủy bỏ di chúc gồm các loại giấy tờ sau:

- Tất cả các bản di chúc đã lập được công chứng viên trả cho người lập di chúc (bản chính).

- Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người lập di chúc (còn hạn sử dụng) như chứng minh Nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu, giấy tờ xác nhận quan hệ hôn nhân (đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân)...

- Giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm, đăng ký xe...

- Phiếu yêu cầu công chứng.

Đồng thời với việc chuẩn bị các giấy tờ này, người lập di chúc cũng phải xuất trình bản chính của tất cả các giấy tờ nêu trên để công chứng viên đối chiếu trước khi người này ký xác nhận trong văn bản huỷ bỏ di chúc.

2.3 Thủ tục lập di chúc mới

Khi người lập di chúc thực hiện lập di chúc mới thì di chúc cũ sẽ không còn hiệu lực và sẽ bị huỷ bỏ

Hồ sơ cần chuẩn bị khi lập di chúc mới gồm:
- Giấy tờ tùy thân
- Dự thảo di chúc (nếu có)
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế theo quy định pháp luật
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Giấy chứng nhận kết hôn, các giấy tờ để xác định tài sản chung riêng
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người nhận di sản (nếu có).

3. Phí sửa đổi, hủy bỏ, lập di chúc mới 

Căn cứ Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, phí công chứng sửa đổi, hủy bỏ, lập di chúc mới là 25.000 đồng. Ngoài khoản phí công chứng, người lập di chúc còn có thể phải trả thêm thù lao công chứng theo quy định của từng Văn phòng công chứng nhưng không được cao hơn hạn mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

>>> Xem thêm: Có́ một con vẫn nên công chứng di chúc, tại sao?

Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất về Sửa đổi, hủy bỏ, lập di chúc mới. Nếu bạn đọc còn thắc mắc hay chưa rõ cần được hỗ trợ về các dịch vụ công chứng. Quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy:  Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục