Thủ tục xuất khẩu lao động cần theo những quy trình nào?

10/10/2023

"Xuất khẩu lao động" (XKLĐ) có lẽ là từ khóa đang được săn đón nhiều nhất trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, thị trường XKLĐ lại yêu cầu rất khắt khe về điều kiện và thủ tục. Để tạo điều kiện giúp người lao động có cơ hội tham gia chương trình Xuất khẩu lao động một cách thuận lợi nhất. Bài viết sau đây chúng tôi xin hướng dẫn chi tiết cho bạn.

>>> Xem thêm: Dịch thuật công chứng giấy tờ đi xuất khẩu lao động nước ngoài ở đâu giá rẻ uy tín?

1. Điều kiện để được đi Xuất khẩu lao động (XKLĐ) 

1.1. Độ tuổi để được đi xuất khẩu lao động

Yêu cầu về độ tuổi khi tham gia xuất khẩu lao động làm việc ở nước ngoài là từ 18 đến 37 tuổi. Trong dải từ này, các bạn trẻ từ 19 đến 30 tuổi sẽ có cơ hội tìm được công việc dễ dàng nhất.

1.2. Trình độ học vấn khi đi xuất khẩu lao động

Thông thường, để được đi xuất khẩu lao động, các bạn cần tốt nghiệp ít nhất là cấp II hoặc cao hơn. Yêu cầu về học vấn của mỗi công việc sẽ khác nhau, phụ thuộc vào tính chất công việc. Hiện nay, một số công việc chỉ yêu cầu lao động có bằng tốt nghiệp THCS.

Tuy nhiên, phần lớn các công việc yêu cầu ứng viên có bằng tốt nghiệp từ THPT trở lên. Đặc biệt, các công việc dành cho kỹ sư, kỹ thuật viên yêu cầu trình độ chuyên môn cao mới có thể làm việc tại các xí nghiệp nước ngoài.

Thủ tục xuất khẩu lao động cần theo những quy trình nào?

1.3. Điều kiện về ngoại hình khi đi xuất khẩu lao động

Thông thường, các yêu cầu chung cho lao động là:

- Nam: cao từ 1m60, nặng từ 50 kg trở lên.

- Nữ: cao từ 1.50, nặng từ 40 kg trở lên.

Ngoài ra, khi đi lao động đi xuất khẩu không được mắc các bệnh truyền nhiễm. Các bệnh thuộc diện cấm nhập cảnh vào Nhật Bản (HIV, viêm gan B, viêm phổi, giang mai, lậu...) và không được có hình xăm trên cơ thể. Lao động cũng không được mắc các dị tật và phải có giấy chứng nhận sức khỏe từ bệnh viện theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

>>> Xem thêm: Người nước ngoài đi công chứng ở Việt Nam có được không?

1.4. Điều kiện về pháp lý để được đi xuất khẩu lao động

Trước hết, người lao động phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. 

Thứ hai, người lao động phải đi làm việc ở nước ngoài dựa trên ý thức chấp hành pháp luật và có tư cách đạo đức tốt. 

Thứ ba, người lao động phải khỏe mạnh theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của Nhật Bản.

Thứ tư, người lao động cần thoả mãn yêu cầu về trình độ tiếng Nhật, chuyên môn, kỹ thuật và tay nghề.

Thứ năm, người lao động phải được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết. 

Cuối cùng, người lao động không được thuộc vào trường hợp bị cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu lao động mới nhất

Bước 1: Kiểm tra và chấp nhận hồ sơ đăng ký của người lao động

Các công ty chuyên xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ tiến hành sàng lọc và lựa chọn những ứng viên phù hợp. Bao gồm

- Ngoại hình

- Thể lực

- Sức khỏe

- Trình độ học vấn

- Độ tuổi

- Ý thức và kỷ luật,...

>>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục công chứng ủy quyền thế chấp tài sản vay vốn đi xuất khẩu lao động

Thủ tục xuất khẩu lao động cần theo những quy trình nào?

Bước 2: Kiểm tra sức khỏe

Bước 3: Đào tạo và hướng dẫn trước khi thi tuyển

Trước khi tham gia, các thực tập sinh sẽ được tham gia một khóa đào tạo trong 1 tháng. Nội dung của khóa đào tạo bao gồm:

- Giới thiệu về công việc phù hợp

- Tự giới thiệu văn hóa và phong cách làm việc của người Nhật

- Hướng dẫn chuẩn bị cho phỏng vấn và thi tuyển

- Đào tạo cơ bản về ngành nghề

- Đào tạo căn bản tiếng Nhật để phục vụ cho phỏng vấn và thi tuyển.

>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương mới nhất 2023. 

Bước 4: Tham gia cuộc thi và phỏng vấn trực tiếp 

Hầu hết các công ty sẽ cử nhân viên sang Việt Nam để tiến hành cuộc thi và phỏng vấn người lao động trực tiếp. Đối với những công ty không thể sang Việt Nam, họ sẽ ủy quyền cho các tổ chức liên quan. Việc này sẽ giúp tiến hành quá trình này trong suốt thời gian làm việc 3 năm.

Bước 5: Đào tạo và học tập sau khi được chọn

Những người được chọn sẽ tiếp tục tham gia khóa đào tạo và học tập tại các trung tâm đào tạo để nâng cao kiến thức và kỹ năng, giúp đáp ứng yêu cầu khắt khe của doanh nghiệp. Thời gian của khóa học này sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của công ty tiếp nhận, thường là khoảng 3-5 tháng.

Bước 6: Xin cấp visa và giấy phép lao động 

Công ty tiếp nhận người lao động sẽ làm các thủ tục cần thiết để xin cấp visa hoặc giấy phép lao động tại Đại sứ quán.

Bước 7: Đặt vé máy bay và xuất cảnh

Công ty xuất khẩu lao động sẽ hoàn tất các thủ tục đặt vé máy bay & xuất khẩu cho NLĐ.

Bước 8: Đào tạo sau khi nhập cảnh

Trong vòng 1-2 tuần sau khi nhập cảnh, người lao động sẽ được hướng dẫn về môi trường sống, giao thông, ngân hàng,... Các doanh nghiệp sẽ tiếp tục hỗ trợ và hướng dẫn trong công việc, quen thuộc với các máy móc, thiết bị và các quy định về an toàn lao động.

Như vậy, trên đây là trả lời cho câu hỏi “Hướng dẫn chi tiết thủ tục xuất khẩu lao động”. Ngoài ra, nếu bạn có câu hỏi gì khác, vui lòng liên hệ:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy:  Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục